“Cuộc chiến nhân tài” trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sau khi chính thức thành lập vào năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và kinh doanh của chúng ta trong khu vực ASEAN. Như chúng ta đã biết, cuối năm 2015, AEC được thành lập với mục tiêu tạo một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất trong khu vực.

Sau khi chính thức thành lập vào năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và kinh doanh của chúng ta trong khu vực ASEAN. Như chúng ta đã biết, cuối năm 2015, AEC được thành lập với mục tiêu tạo một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất trong khu vực.

Ảnh minh họa 

Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN dựa trên 04 trụ cột chính có mối quan hệ qua lại với nhau gồm: xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất; một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao; một khu vực kinh tế phát triển bình đằng; và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.

Hầu hết các nước ASEAN đều ở giai đoạn đầu phát triển và có khoảng cách lớn về cơ sở hạ tầng. Việc tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn có thể có lợi cho tăng trưởng, tạo cơ hội việc làm trong khu vực ASEAN.

Theo đó, mục tiêu của AEC là tạo một thị trường chung “tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề và vốn”. Hội nhập khu vực ASEAN sẽ có tác động quan trọng đến quản trị doanh nghiệp trong khu vực.

In-đô-nê-xi-a là một trong những nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á. Chính phủ nước này đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về phát triển kinh tế- xã hội, trong đó phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. 

Điều quan trọng là nhân công của In-đô-nê-xi-a có thể cạnh tranh với nhân công của các nước khác trong ASEAN.

In-đô-nê-xi-a có nguồn nhân tài lớn. Tuy nhiên, để khai thác nguồn lực này, chính quyền, chủ doanh nghiệp, các viện đào tạo và cá nhân phải hiều rõ về tiềm lực này để thực hiện những chính sách đúng đắn.

In-đô-nê-xi-a đang phải đối mặt với thách thức lớn về cung cấp nguồn nhân lực trong ngành giáo dục có khả năng cung cấp các bài giảng chất lượng cao cho học sinh toàn quốc.  Việc nâng cao chất lượng đào tạo cơ sở ở In-đô-nê-xi-a vẫn là một thách thức lớn đối với chính phủ.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề sống còn vì nếu không có nền tảng giáo dục cơ sở tốt, trẻ em In-đô-nê-xia sẽ không thể đạt được các kỹ năng cần thiết để có cuộc sống đầy đủ, sung túc.

Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở In-đô-nê-xi-a nằm trong nhóm từ 15 đến 24 tuổi. Các sinh viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp và phổ thông trung học gặp khó khăn trong việc tìm việc làm. Có 03 thách thức lớn về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ của AEC:

Thứ nhất, làm thế nào để phát triển chất lượng lãnh đạo, nhân công và sinh viên để đạt các tiêu chuẩn của nền kinh tế toàn cầu cả tầm quốc gia và khu vực.

Thứ hai, làm thế nào để chất lượng lãnh đạo, nhân công và sinh viên để có thể làm việc có hiệu quả trong toàn khu vực ASEAN.

Thứ 3, làm thế nào để xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo có khả năng lãnh đạo lực lượng lao động toàn khối ASEAN.

Nhiều công ty đang cam kết thay đổi sáng kiến để nghiên cứu lại các chiến lược toàn cầu, mô hình kinh doanh và phương pháp tiếp cận để đáp ứng với thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Chuyển đổi doanh nghiệp cũng như bối cảnh mới về nguồn nhân lực đòi hỏi phải có cách làm mới trong ASEAN. Các doanh nghiệp không thể dựa vào một chiến lược áp dụng chung cho tất cả các thị trường khác nhau.

Sự chuyển đổi này sẽ đòi hỏi các kỹ năng làm việc mới, trong đó có tư duy toàn cầu, suy nghĩ nhạy bén và các kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn để đáp ứng các phương pháp làm việc mới , tính đa dạng và phức tạp trong môi trường làm việc.

Điều này cũng đòi hỏi phải có các nhà quản lý, giám sát có trình độ, năng lực vì họ có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến nhân viên và hiệu suất làm việc.

Theo một kết quả khảo sát về tận dụng kinh nghiệm các sáng kiến của EU, chúng ta có thể khai thác 5 sáng kiến trong cuộc chiến về nhân lực này.

Thứ nhất, tăng cường luân chuyển lao động trong khu vực và đặt mục tiêu luân chuyển ngày càng tăng. Đẩy mạnh và mở rộng việc công nhận bằng cấp, trình độ trong khu vực ASEAN.

Thứ hai, mở rộng luân chuyển học sinh trung học, chuyên nghiệp bằng việc nâng số lượng các viện giáo dục sau đại học trong Mạng lưới các trường Đại học ASEAN ngoài 30 thành viên hiện có và đặt các mục tiêu khu vực để tăng số lượng sinh viên hiện còn hạn chế theo chương trình trao đổi học sinh của AEC.

Thứ ba, thiết lập mạng lưới trao đổi thực tập sinh cho phép sinh viên từ một nước thành viên có thể đăng ký thực tập tại một công ty của nước thành viên khác.

Đối với các bằng cấp cao hơn, yêu cầu sinh viên phải thực tập ở nước ngoài, đặc biệt đối với chương trình đào tạo thạc sỹ.

Thứ tư, nâng số lượng chuyên gia và nhà quản lý có khả năng lãnh đạo tầm khu vực và quốc tế, tăng số lượng thạc sỹ chuyên ngành kinh doanh và công nghệ.

Thứ năm, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu, mở các công ty toàn cầu và phát triển các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu, cần nâng cao khả năng tiếng Anh ở tất cả các nước ASEAN.

Tuy nhiên, các sinh viên ASEAN cũng cần học ngôn ngữ của các nước khác trong ASEAN và tích lũy kinh nghiệp học tập, làm việc tại các nước ASEAN.

Tác giả: Muhammad Shodiq, Phó chủ tịch Học viện Sharia&MSME, CIMB Niaga, In-đô-nê-xi-a

                                                                                                                          Nguồn: thejakartapost.com

                                                                                                                           Người dịch: Ngọc Quyên

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,581
Tổng số trong ngày: 1,417
Tổng số trong tuần: 1,416
Tổng số trong tháng: 26,779
Tổng số trong năm: 352,935
Tổng số truy cập: 4,135,540