ASEAN 2020: Gắn kết và chủ động nâng cao khả năng thích ứng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chọn chủ đề năm ASEAN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Chủ đề có ý nghĩa khẳng định đoàn kết có ý nghĩa quyết định với sự vững bền của ASEAN.

Từ ngày 1/1/2020 Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam lựa chọn chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng,” thể hiện trong các trọng tâm ưu tiên nhằm đóng góp tích cực cho môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng, tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững, phát huy vai trò, đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế; và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Ảnh minh họa 

"Chủ động thích ứng" là một trong những nội hàm của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, lần đầu tiên được đưa vào chủ đề năm ASEAN nhằm phản ánh nhu cầu nâng cao tính chủ động, sáng tạo, sự chuyển biến và khả năng vươn lên mạnh mẽ, hướng về phía trước của ASEAN.

Thứ hai, “gắn kết” trước hết là đoàn kết, bám sát vào những mục tiêu, nguyên tắc và những ưu tiên của ASEAN, như về xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, đồng thời phải đề cao vai trò chủ động của ASEAN trong quan hệ với các đối tác, cùng phấn đấu vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Gắn kết đó phải thấy rằng gắn kết vừa là đoàn kết, nhất trí với nhau dựa trên những nguyên tắc, mục tiêu, ưu tiên và định hướng xây dựng của Cộng đồng ASEAN và trong quan hệ của ASEAN với các đối tác vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực này.

Chủ động thích ứng trước tình hình khu vực và thế giới có những biến đổi rất nhanh và rất phức tạp, trong đó có cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn, đòi hỏi các nước phải có những đổi mới cải cách thích ứng với chuyển động của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Tiếp đó là những thách thức an ninh phi truyền thống, từ nước biển dâng, biến đổi khí hậu đến thiên tai.

Gắn kết và chủ động thích ứng bao gồm việc có thể ngang tầm với cả nhiệm vụ, tức đứng trước những thách thức có thể có những biện pháp ứng phó.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với dịch bệnh. Dịch bệnh trực tiếp tác động đến nền kinh tế các nước ASEAN, nhất là các ngành kinh doanh dịch vụ, vốn chiếm đến 30% tổng GDP của ASEAN, gây gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Sau khi tham vấn với các nhà lãnh đạo ASEAN, ngày 14/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.

Hội đồng Điều phối ASEAN, gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngày 20/2 và sáng 9/4 đã tổ chức 2 phiên họp để trao đổi về các biện pháp phối hợp và hợp tác trong ASEAN cũng như với các Đối tác để ứng phó dịch bệnh.

Trong những năm tới, ASEAN vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự cạnh tranh của các nước lớn trong khu vực, thách thức về an ninh biển, bao gồm vấn đề Biển Đông, sự nổi lên của các thách thức an ninh phi truyền thống, dịch bệnh. Các thách thức an ninh phi truyền thống, điển hình như vấn đề an ninh môi trường, tội phạm công nghệ cao, di cư bất hợp pháp...Đặc biệt, sự bùng phát và lan rộng nhanh chóng của dịch COVID-19 đã đặt ra thách thức chung của cả khu vực, thế giới chứ không riêng ASEAN.

Bên cạnh đó là việc phát tán thông tin giả mạo trên mạng xã hội cũng đã trở thành một thách thức cần phải chung tay ứng phó; cùng với đó là dịch bệnh, tình trạng buôn người, cướp biển, cứu hộ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo. Các mối đe doạ an ninh phi truyền thống không chỉ là vấn đề cấp bách, mà còn là vấn đề thường xuyên, lâu dài, liên quan tới toàn nhân loại.

Chính vì vậy ASEAN cũng xác định rằng điểm quan trọng nhất là sự đoàn kết, kết hợp với nhau để phối hợp chính sách, phối hợp các hành động và có các cơ chế hỗ trợ lẫn nhau. ASEAN đã có những cơ chế hợp tác để chống các tình huống khẩn cấp xảy ra, hỗ trợ những lúc thiên tai hoặc những vấn đề nhân đạo.

Trong dịch COVID-19, các nước đều đề nghị thành lập thêm Quỹ chống COVID-19 của ASEAN.Việt Nam đề nghị thành lập kho dự trữ về các trang thiết bị y tế, để sử dụng cho tình huống cần nhất. Ngoài ra, xây dựng các quy trình, quy chế, như quy chuẩn khi xử lý các vấn đề, ASEAN đã có một quy trình tiêu chuẩn để xử lý các vấn đề như là về thiên tai, hiện tại ASEAN cần một quy trình như vậy để ứng xử với các vấn đề về y tế khẩn cấp.

Tóm lại, gắn kết và chủ động thích ứng là chủ đề rất trúng của ASEAN trong năm nay. Gắn kết là đoàn kết về những mục tiêu của ASEAN nhưng đồng thời có thể ứng phó được với những đổi thay của khu vực và thế giới.

Chủ đề ASEAN 2020 “Gắn kết và chủ động thích ứng” khẳng định đoàn kết có ý nghĩa quyết định với sự vững bền của ASEAN.

Đăng Lâm (tổng hợp)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,995
Tổng số trong ngày: 1,719
Tổng số trong tuần: 18,919
Tổng số trong tháng: 44,282
Tổng số trong năm: 370,438
Tổng số truy cập: 4,153,043