Bánh chưng xanh - một món ăn đậm hương vị Tết của người Việt

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tết Nguyên Đán là lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Vào dịp này hầu hết toàn bộ người dân Việt Nam sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, về quê sum họp, thăm hỏi bạn bè, người thân và cùngđón Tết với gia đình. Đây cũng là dịp mọi thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, sửa sang, mua sắm, trang trí nhà cửa sau cả một năm làm việc vất vả. Nhắc đến Tết, trong chúng ta là những hình ảnhvề hoa đào, hoa mai rực rỡ khoe sắc, cây nêu, câu đối đỏ, mâm ngũ quả và đặc biến là Bánh Chưng xanh món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết.

Tết Nguyên Đán là lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Vào dịp này hầu hết toàn bộ người dân Việt Nam sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, về quê sum họp, thăm hỏi bạn bè, người thân và cùngđón Tết với gia đình. Đây cũng là dịp mọi thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, sửa sang, mua sắm, trang trí nhà cửa sau cả một năm làm việc vất vả. Nhắc đến Tết, trong chúng ta là những hình ảnhvề hoa đào, hoa mai rực rỡ khoe sắc, cây nêu, câu đối đỏ, mâm ngũ quả và đặc biến là Bánh Chưng xanh món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết.

Đã từ rất lâu, bánh chưng xanh có trong mâm cỗ Tết, là món ăn đặc trưng mang hương vị Tết truyền thống và trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ký ức mỗi chúng ta khi nhớ về Tết. Nhưng bánh chưng có từ bao giờ, ý nghĩa của nó là gì thì chắc hẳn chúng ta không phải ai cũng biết.

Bánh Chưng vuông ngày Tết

Theo truyền thuyết kể lại, bánh Chưng xanh có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Chuyện kể rằng sau khi phá xong giặcÂn, trong dịp đầu xuân mới Vua muốn truyền ngôi cho các hoàng tử, nhưng để chọn được người truyền ngôi nhà Vua đã gọi các con tới và bảo rằng: trong các con nếu ai tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên cóý nghĩa thì ta sẽ truyền lại ngôi báu cho người đó. Các con trai đua nhau tìm kiếm đủ các món sơn hào, hải vị,các của ngon vật lạ quí hiếm để dâng lên vua cha. Duy chỉ có Lang Liêu là hoàng tử thứ mười tám, tính tình hiền hậu, chí hiếu song từ lâu mất mẹ nên đã rất lo lắng không biết nên chọn món nào.

Rồi một đêm, Lang Liêu nằm mơ có vị thần đến bảo: "Vật trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo, là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho Đất và Trời, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân bánh bên trong ruột để hình tựa công ơn sinh thành của cha mẹ". Khi dâng lên vua, vua vô cùng vui mừng khi thấy vị bánh ngon, lại có nhiều ý nghĩa, Vua đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Món bánh chưng và bánh dày có nguồn gốc chính là từ đây.

Bánh Chưng tày vừa được gói

Bánh chưng Tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông, bánh dày hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Nền văn hóa dân tộc Việt Nam ta trước đây là văn hóa lúa nước phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thiên nhiên. Chính vì vậy, bánh chưng xanh luôn có trên mâm cỗ thờ dịp Tết, tượng trưng cho lòng biết ơn trời đất của người dân Việt Nam đã cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó gia đình sum họp quây quần gói bánh chưng cũng là thể hiện sự thiếu hảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. Vì thế mà vào mỗi dịp Tết phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu ông bà, cha mẹ đã trở thành phong tục quen thuộc, mang bản sắc riêng của người dân Việt Nam.

Những ngày trước Tết, hình ảnh gia đình người Việt cùng nhau quây quần gói bánh, cùng nhau luộc bánh chưng bên bếp lửa hồng mang hương vị Tết đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Một cái Tết sẽ thiếu đi hương vị nếu không có màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bận rộn, bộn bề và nhiều lo toan nhưng trên mâm cỗ cúng tổ tiên ngày Tết phải luôn có chiếc bánh chưng, mâm ngũ quả và một số món ăn truyền thống khác.

Gia đình tác giả quây quần gói bánh Chưng

Như gia đình tôi, dù mọi người trong gia đình sống và làm việc tại những tỉnh thành khác nhau, công việc bận rộn nhưng hàng năm vào ngày 27 và 28 Tết mọi người đều thu xếp công việc để trở về quê, đoàn tụ, sum họp tại nhà bà nội tôi để cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng cho ngày Tết. Đối với tôi, không khí mọi người vui vẻ cùng nhau gói bánh, người lau lá dong, người tách lạt, người gói bánh, tiếng cười nói chuyện trò hỏi thăm nhau về cả một năm bận rộn là những kỷ niệm đẹp, không thể quên mỗi khi nhắc về Tết.

Hoàng Linh

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,808
Tổng số trong ngày: 3,529
Tổng số trong tuần: 29,435
Tổng số trong tháng: 14,502
Tổng số trong năm: 340,658
Tổng số truy cập: 4,123,263