Bánh mì , muối –biểu tượng cho lòng hiếu khách của người Nga

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tại một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn còn lưu giữ những phong tục mang màu sắc vùng miền rất độc đáo. Nếu có dịp đặt chân đến một sự kiện trang trọng tại Nga, hẳn ai cũng có lúc cảm thấy bối rối khi được chủ tiệc mang đến cho mình một đĩa bánh mì và muối để chào mừng. Tuy có chút khó hiểu, nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện…

Tại một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn còn lưu giữ những phong tục mang màu sắc vùng miền rất độc đáo. Nếu có dịp đặt chân đến một sự kiện trang trọng tại Nga, hẳn ai cũng có lúc cảm thấy bối rối khi được chủ tiệc mang đến cho mình một đĩa bánh mì và muối để chào mừng. Tuy có chút khó hiểu, nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện

'

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thưởng thức bánh mỳ chấm muối khi đến thăm Nga năm 2013 (Ảnh: sưu tầm)

Biểu tượng của sự thịnh vượng…

Vào thời trung cổ, muối là thứ gia vị đắt đỏ và xa xỉ và không phải cứ bỏ tiền ra là mua được. Vào thế kỉ 16, vua chúa Nga thường gửi món bánh mì muối này tới những vị khách dự tiệc với thông điệp: bánh mì là sự sùng ái và muối là tình yêu. Khoảng giữa thế kỉ 17, giá muối tăng vọt đến mức dẫn đến bạo động tại Moskva. Mãi đến cuối thế kỉ 19, thuế muối được bãi bỏ tại Nga và người dân bắt đầu có thể mua được. Chính vì lí do đó, người Nga thời bấy giờ thường để dành muối cho những dịp trọng đại, hay đón khách quý.

Lòng hiếu khách

Trong văn hóa Slavic, bánh mì mang một ý nghĩa đặc biệt. Trong bếp mà không có bánh mì, thì có nghĩa là trong nhà chẳng có gì để ăn. Từ đó, bánh mì và muối trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng. Khi đón tiếp khách quý, người dân xứ bạch dương sẽ mặc trang phục đẹp nhất và mang đến cho khách 1 ổ bánh mì kèm theo chút muối để thể hiện tấm lòng hiếu khách của mình. Trong tiếng Nga, người ta dùng từ“khlebosolnye” để chỉ những chủ nhà hiếu khách. Thật thú vị khi phân tích ra, “khleb” chính là bánh mì và “sol” có nghĩa là muối.

Cùng sẻ chia mọi gian khó

Trong kho tàng thành ngữ của người Nga có câu “Đồng lòng ăn cả pút muối” (một pút bằng 16,38 kg), để nói đến sự sẵn lòng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Khi được gia chủ mời 1 ổ bánh mì và muối, khách sẽ lịch sự xé một mẩu bánh, chấm vào muối và thưởng thức, với ý nghĩa từ nay khách sẽ sẵn lòng cùng chia sẻ mọi khó khăn với chủ nhà, và hai bên bắt đầu có một mối quan hệ thân thiết.

Thời nay, món ăn này vẫn rất phổ biến tại các nhà hàng có thực khách nước ngoài hay trong các dịp tiếp đón trang trọng tại Nga. Trong lễ cưới truyền thống của người Nga, các bậc cha mẹ sẽ mang bánh mì và muối đến cho các con. Sau lễ thành hôn, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau ăn món bánh mì muối này, như một lời hứa từ nay sẽ cùng nhau vượt qua mọi giông bão trong cuộc đời.

Hữu Minh

 

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry tận hư ... hấm muối khi đến Nga vào năm 2013

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,880
Tổng số trong ngày: 8,901
Tổng số trong tuần: 34,807
Tổng số trong tháng: 19,874
Tổng số trong năm: 346,030
Tổng số truy cập: 4,128,635