Chương trình hỗ trợ của Chính phủ Úc dành cho Việt Nam

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Quan hệ đối tác Việt Nam- Australia mở rộng trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và các hoạt động đối ngoại nhân dân. Số lượng người Úc gốc Việt xếp thứ 6 trong cộng đồng nhập cư tại Úc.

Kết quả vốn thực hiện hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) năm 2016-2017 ước đạt

86.6 triệu đô

Dự toán ngân sách song phương 2017-2018:  58.4 triệu đô

Vốn ODA năm 2017- 2018: 84.2 triệu đô

Quan hệ đối tác Việt Nam- Australia mở rộng trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và các hoạt động đối ngoại nhân dân. Số lượng người Úc gốc Việt xếp thứ 6 trong cộng đồng nhập cư tại Úc; có khoảng 28,000 sinh viên Việt Nam đăng ký theo học tại các trường ở Úc mỗi năm. Việt Nam là một trong 4 đối tác thương mại phát triển nhanh nhất và là trung tâm an ninh của khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển xa hơn của quốc gia này trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn  là cần thiết cho lợi ích của Australia và thịnh vượng của khu vực.

Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)

Kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng nhanh đáng kể trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển. Các doanh nghiệp bị hạn chế do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề và khu vực tư nhân bị hạn chế tăng trưởng bởi cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường chính sách không nhất quán. Sự bất bình đẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục là một thách thức, với 9 triệu người dân có mức sống dưới chuẩn nghèo. Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại; Việt Nam là một trong số ít các nước tồn tại chênh lệch thu nhập giới suốt thập kỷ qua. Đồng bào dân tộc thiểu số không được hưởng lợi công bằng từ tăng trưởng kinh tế- mặc dù đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số, chiếm khoảng ½ số người nghèo của cả nước.

Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2011-2020 đã đề ra một chính sách tổng thể của quốc gia để ứng phó với các thách thức này. Chiến lược này đặt ra 03 ưu tiên hàng đầu gồm: củng cố các thể chế thị trường, phát triển nhanh nguồn nhân lực và phát triển cơ cấu hạ tầng- và nhấn mạnh yêu cầu kết hợp đổi mới đồng bộ, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường và công bằng xã hội. 

Chính phủ Australia đang thực hiện cam kết hợp tác phát triển với Việt Nam. Về quan hệ kinh tế đang phát triển giữa hai bên, chúng tôi sẽ tiếp tục tận dụng các nguồn lực đặc biệt sẵn có của Việt Nam và đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển kinh tế mới. Bằng việc giúp Việt Nam đẩy mạnh thành phần kinh tế tư nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển toàn diện, chúng tôi sẽ góp phần đạt mục tiêu chung tổng thể về thúc đẩy thịnh vượng và giảm nghèo của Việt Nam.

Chính phủ Australia sẽ cấp khoảng 84.2 triệu đô vốn ODA cho Việt Nam trong năm 2017-2018. Khoản vốn này bao gồm 58.4 triệu đô quỹ song phương cho Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia quản lý.

Chương trình của chúng tôi được triển khai dựa trên 3 mục tiêu phát triển chung trong Kế hoạch Đầu tư viện trợ năm 2015-2020.

Mục tiêu 1: Trao quyền và thu hút khu vực tư nhân cho phát triển

Củng cố các thể chế thị trường và cơ sở hạ tầng là việc làm cần thiết cho tiến trình phát triển của Việt Nam. Australia đang hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải của Việt Nam chuẩn bị các dự án chất lượng cao thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng, ưu tiên một số khoản đầu tư hạ tầng nâng cao lợi ích của các biện pháp kỹ thuật hoặc hợp đồng mới để nâng cao hiệu quả. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chủ yếu là nam giới chiếm ưu thế.

Chúng tôi đang hỗ trợ cải cách kinh tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong các lĩnh vực như chính sách cạnh tranh để giúp tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân. Chúng tôi sẽ hỗ trợ xác định các phương pháp đổi mới nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với tài chính bằng cách giảm chi phí tín dụng và xây dựng năng lực doanh nghiệp.

Mục tiêu 2: Hỗ trợ phát triển và việc làm của nguồn lao động có tay nghề cao

Nguồn lao động có tay nghề được các doanh nghiệp thành công khai thác sẽ giúp Việt Nam đạt bước tăng trưởng mới và đầu tư vào đổi mới, đảm bảo các ngành công nghiệp trong nước có thể duy trì khả năng cạnh tranh. Australia sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn lao động có tay nghề bằng việc thu hút thành phần tư nhân để đảm bảo đào tạo đáp ứng nhu cầu.

Các chương trình học bổng của Chính phủ Australia tiếp tục thúc đẩy phát triển nhân lực của Việt Nam, với trọng tâm cao vào phát triển kỹ năng và năng suất lao động trong các lĩnh vực ưu tiên. Chúng tôi sẽ tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực kinh tế của phụ nữ, bao gồm cả đồng bào dân tộc thiểu số

Việc trao quyền cho phụ nữ tham gia tích cực vào phát triển kinh tế là hết sức cần thiết đối với công cuộc giảm nghèo và xây dựng nền kinh tế ổn định. Chúng tôi hỗ trợ nâng cao năng lực kinh tế của phụ nữ thông qua việc: tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính và mở rộng các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ điều hành, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế; giúp thu hẹp khoảng cách về giới trong quan hệ kinh tế ở một số cộng đồng nghèo, vùng sâu vùng xa của Việt Nam.

Kết quả đạt được:

          * Năm 2015-2016: 268 lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam hoàn thành chương trình sau đại học tại Úc theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Úc, Chương trình Đối tác phát triển nguồn nhân lực 5 năm tiếp theo của chúng tôi bắt đầu vào năm 2016.

          * Năm 2015, 183 Học bổng của Chính phủ Úc được trao cho các công dân Việt Nam (trên 60% là nữ).

          * Dự án liên kết Cầu Cao Lãnh- hoạt động viện trợ lớn nhất của Úc ở Đông Nam Á- dự kiến hoàn thành vào năm 2017, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế quan trọng cho Thành phố Long Xuyên nhờ nâng cao hiệu quả giao thông.

          * Hai dự án giao thông lớn đã hoàn thiện trong năm 2015-2016. Các dự án này  xây dựng tổng số 231 km đường nông thôn, 102 cầu loại nhỏ và sửa chữa 70 km đường quốc lộ, phục vụ cho khoảng 316,000 người ở Đồng bằng sông Mê Công.   

          * Hoàn thiện chương trình nước sạch và vệ sinh năm 2015-2016, giúp 56,00 hộ dân lần đầu tiên được sử dụng nước sạch và 111,000 hộ dân có nhà vệ sinh.

Ngọc Quyên (dịch)

(Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,596
Tổng số trong ngày: 604
Tổng số trong tuần: 603
Tổng số trong tháng: 25,966
Tổng số trong năm: 352,122
Tổng số truy cập: 4,134,727