CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Thể chế chính trị: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

I- Khái quát  

Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Thể chế chính trị: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thủ đô: Viêng-Chăn
Ngày Quốc khánh: 19 tháng 7 năm 1949
Ngày độc lập:  2/12/1975, 12/10/1945
Đứng đầu nhà nước: Chủ tịch nước Lt. Gen. CHOUMMALI Saignason. Phó Chủ tịch nước Boun Gnang Volachit (từ 8/6/2006)

Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Thongsing Thammavong (24/10/2010); Phó Thủ tướng Thường trực Mạ. Gen. Asang Laoli.

Các đảng phái chính trị: Đảng nhân dân  cách mạng Lào do ông Choumali Saignason lãnh đạo các đảng phái khác không được phép thành lập

Thành viên của các tổ chức quốc tế: ADB, ARF, ASEAN, CP, EAS, FAO, G-77, IBRD, ICAO, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, ILO, IMF, Interpol, IOC, IPU, ISO (subscriber), ITU, MIGA, NAM, OIF, OPCW, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO (observer)

Diện tích: 236.800 km 2
Dân số: 6.8031.699 người (tính đến 6/2014) ( nữ 50,2%). 
Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và  Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số. 

Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn)
Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 67%, Thiên chúa giáo (1.5)
Ngôn ngữ: Tiếng Lào
Tài nguyên: gỗ, khí đốt, thạch cao, thiếc, đá quý

Đơn vị tiền tệ: kips (LAK); 1 US dollar =7,875.9 kips

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam: 06/08/1976

II- Kinh tế

1. Tổng quan:

Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân Nước dừa kể từ năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độ tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 88 đến 2008. Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế khả quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng xa. Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu  phụ thuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên  phong phú về lâm, nông nghiệp (27.8% tống số GDP) khoáng sản và thuỷ điện. Lào đã đạt được bình thường quan hệ thương mại vào năm 2004 để chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa.

2. Những kết quả phát triển kinh tế- xã hội những năm gần đây

Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân 7,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD giai đoạn 2013-2014. Những thành tựu đó tạo thuận lợi để Chính phủ Lào thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 trong năm nay cũng như các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.. Đời sống nhân dân được cải thiện; công tác giảm nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống còn 8,11%. Năm 2015 sẽ là năm cuối Lào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa Lào thoát khỏi danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 8 (2016-2020). Đây cũng là năm Lào gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.Bên cạnh nhiều thuận lợi, Lào cũng đối mặt những khó khăn, tồn tại cần phải vượt qua, như nguồn dự trữ trong nước còn yếu, kinh tế còn phụ thuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu nguyên liệu thô, hạ tầng sản xuất còn lạc hậu. Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực xuất khẩu của Lào, rồi tác động của thiên tai. ( Nguồn: nhandan.com.vn)

III- An ninh - Quốc phòng

Nhìn chung, tình hình an ninh, chính trị cơ bản ổn định, trật tự xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bọn phản động Lào lưu vong vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại;  các nước Phương Tây còn lợi dụng các vấn đề nhân quyền, dân tộc để gây chia rẽ dân tộc. 

IV- Chính sách đối ngoại
       Đại hội Đảng VIII (3/2006) nêu : tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; thực hiện chủ trương CNDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

V- Tình hình hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt nam -Lào
        
- Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-văn hóa-khoa học kỹ thuật Việt-Lào theo dõi và thúc đẩy quan hệ hợp tác này. Ủy ban họp mỗi năm một lần, luân phiên địa điểm, đến nay đã họp 30 phiên. Từ 1991, Chủ tịch Ủy ban mỗi nước là ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực. Chiều 21/1/2015, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào tổ chức Kỳ họp lần thứ 37 nhằm đánh giá lại kết quả đã đạt được trong hợp tác toàn diện giữa hai nước, tìm nguyên nhân hạn chế, vướng mắc nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.    

Quan hệ thương mại: kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014 đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2013. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào cuối năm 2015.

Tháng 3-2015, hai bên đã ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Lào mới, tạo thêm điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương năm 2015 tăng 40% so với năm 2014.Hai bên đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khuyến khích phát triển đầu tư, thương mại như thực hiện các chính sách ưu đãi, thông thoáng cho các nhà đầu tư của hai nước, giảm thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên. Tuy nhiên, do thị trường Lào nhỏ, quen dùng hàng Thái Lan lại thêm sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc nên kim ngạch buôn bán giữa hai nước chưa đáp được sự mong muốn của Lãnh đạo và nhân dân hai nước.

           Về đầu tư: giữa hai nước có sự khởi sắc đáng kể, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào với tổng số vốn gần 1020 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp (trồng cây cao su), khảo sát và khai khoáng, điện lực, giao thông vận tải. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng tăng đáng kể .Năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 412 dự án với tổng vốn  đầu tư 5.012 tỉ USD, thuộc nhóm dẫn đầu trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư tại Lào. 

          FDI Lào vào Việt Nam: Tính đến năm 2013, Lào có 8 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 67 triệu USD. Xếp thứ 48 trong hơn 100 quốc gia và vùng Lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, và xếp thứ 7 trong số các nước ASEAN.

Về giao thông vận tải: Việt Nam tạo thuận lợi cho Lào vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua các cảng biển Việt Nam (trong đó có cảng Vũng Áng), cho bạn vay vốn ưu đãi làm đường 18B (48 triệu USD, đã khánh thành 5/2006), làm đường 2E Mường Khoa-Tây Trang (40 triệu USD), giúp xây dựng một số cầu đường khác tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu trong khu vực.  

           Các tỉnh có chung biên giới tăng cường quan hệ, chú ý hơn đến quan hệ kinh tế, đào tạo cán bộ, phòng chống dịch bệnh và từng bước xây dựng đường sá, chợ đường biên và nâng cấp cửa khẩu (tính cho đến nay đã có năm cửa khẩu quốc tế : (1) Lao Bảo-Đen XaVẳn (đường 9), (2) Cầu Treo-Nậm Phao (đường 8), (3) cửa khẩu Cha-lo (đường 12), (4) cửa khẩu Nậm-Cắn (đường 7A), (5) cửa khẩu Phukưa (At-ta-pư) – Bờ Y. Tháng 8/2002, hai nước đã ký Thỏa thuận Viêng Chăn (nhằm bổ sung và thực hiện Thỏa thuận Cửa Lò ký năm 1999) về tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc qua lại của công dân hai nước và các hoạt động buôn bán đầu tư song phương./.

 

Tổng hợp: Vũ Thế Bằng

(Nguồn tổng hợp: Website Bộ Ngoại giao; Ban Quan hệ Quốc tế-VCCI; nhandan.com.vn, qdnd.vn)

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,590
Tổng số trong ngày: 8,241
Tổng số trong tuần: 34,147
Tổng số trong tháng: 19,214
Tổng số trong năm: 345,370
Tổng số truy cập: 4,127,975