Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015: Bước ngoặt trong hội nhập kinh tế khu vực

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 22-11 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, lãnh đạo 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015. Trong đó, việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Tuy nhiên, cần phải có cái nhìn đúng đắn về AEC để thấy được thời cơ, thách thức vì mục tiêu phát triển một cộng đồng kinh tế công bằng và thịnh vượng chung.

Ngày 22-11 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, lãnh đạo 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015. Trong đó, việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Tuy nhiên, cần phải có cái nhìn đúng đắn về AEC để thấy được thời cơ, thách thức vì mục tiêu phát triển một cộng đồng kinh tế công bằng và thịnh vượng chung.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Mục tiêu của AEC:

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành với 4 mục tiêu cũng là yếu tố cấu thành: Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử; Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

Bản chất của AEC:

Mặc dù được gọi là “Cộng đồng kinh tế” nhưng AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng kinh tế châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể.

AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần bốn mục tiêu nêu trên (trong đó chỉ mục tiêu thứ nhất được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các hiệp định và thỏa thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình và thực hiện một số sáng kiến khu vực).

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một thỏa thuận hay hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này.

Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới không bắt buộc của các nước ASEAN.

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Những cơ hội đối với DN khi AEC ra đời

Bằng việc dỡ bỏ rào cản thương mại và đầu tư, các nhà đầu tư có thể di chuyển tự do trong khu vực, có nhiều cơ hội tiếp cận vốn và lợi nhuận từ việc tự do lưu chuyển hàng hóa. Việc đơn giản hóa các quy định và thủ tục hải quan tạo cho DN nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các nước trong khu vực, có khả năng tiếp cận các thị trường lớn hơn. Mặt khác, môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào khu vực ASEAN, giúp họ tự tin cạnh tranh với các DN đã đầu tư tại khu vực để mở rộng phạm vi hoạt động. Khi đó, ASEAN sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về "tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo", 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của mỗi nước thành viên đối với 8 loại nghề nghiệp: Bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch. Các chủ DN trong khu vực ASEAN có thể thu hút nhân tài từ tất cả các nước thành viên. Ngược lại, lao động có tay nghề có thêm nhiều cơ hội thử sức, phát triển nghề nghiệp tại các nước khác trong khu vực.

Nếu được quản lý hiệu quả trong thập kỷ tới, AEC sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực.

Những thách thức đối với các DN Việt Nam:

 Bên cạnh những thuận lợi lớn, khi AEC ra đời, các DN Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, DN phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Trong bối cảnh nước ta hội nhập mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những DN có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi DN có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, đa số DN của Việt Nam có quy mô  nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, bước vào "sân chơi" AEC họ phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức.

Việc tham gia AEC cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển. Tuy nhiên, trong những năm tới, Việt Nam cũng đứng trước sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực cạnh tranh.

Vấn đề dịch chuyển tự do của lao động đặt ra nguy cơ khác cho VN đó là: lao động giỏi của VN sẽ dịch chuyển sang ASEAN6, do có thu nhập cao hơn. Lao động phổ thông của các nước ASEAN6 sẽ đổ về VN do trình độ lao động phổ thông của họ hơn lao động phổ thông của VN. Vì vậy, nguy cơ “chảy máu chất xám” và thất nghiệp có thể xảy ra, gây nhiều hệ lụy về xã hội. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, DN và người dân Việt Nam phải có sự thuẩn bị tốt để đối phó các thách thức về dịch chuyển lao động từ AEC.

 Chúng ta đang tham gia vào một hành trình chuyển đổi các mối quan hệ kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Hội nhập khu vực và xây dựng một thị trường đơn nhất cho AEC mới chỉ là bắt đầu của cuộc hành trình. Chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, tổ chức, DN và người dân trong khu vực cùng phải nỗ lực tham gia vào cuộc hành trình đó. “Đây là cơ hội vàng để phát triển cộng đồng DN của khu vực. Hãy nắm bắt thời cơ và cùng chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN.” (theo ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN).

Ngọc Quyên (tổng hợp)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 8,823
Total visited in day: 1,328
Total visited in Week: 15,280
Total visited in month: 89,965
Total visited in year: 416,121
Total visited: 4,198,726