Cộng đồng kinh tế ASEAN: Khơi dậy sức mạnh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thỏa thuận sáng lập một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được các nhà lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ký ngày 22/11/2015 tại Kuala Lumpur, có hiệu lực từ 31/12/2015, báo trước sự “thức dậy” của cái được định nghĩa là khối quyền lực mới của châu Á. Gần như lặp lại Thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU) của những năm 50, ASEAN hướng tới cho phép tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và lao động có tay nghề, một khởi đầu lớn từ xuất phát điểm những ngày đầu tiên thành lập với mục đích chính trị vì hòa bình, hội nhập khu vực.

Thỏa thuận sáng lập một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được các nhà lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ký ngày 22/11/2015 tại Kuala Lumpur, có hiệu lực từ 31/12/2015, báo trước sự “thức dậy” của cái được định nghĩa là khối quyền lực mới của châu Á. Gần như lặp lại Thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU) của những năm 50, ASEAN hướng tới cho phép tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và lao động có tay nghề, một khởi đầu lớn từ xuất phát điểm những ngày đầu tiên thành lập với mục đích chính trị vì hòa bình, hội nhập khu vực.

Ảnh minh họa ( Internet)

Đối với người ngoài cuộc, AEC là đỉnh cao của bước nhảy vọt về hội nhập quy mô lón của ASEAN từ đầu những năm 2000, tạo ra xung lực mới trong tiến trình hội nhập của thị trường khổng lồ 600 triệu dân này. Tuy nhiên kích thước nền kinh tế không phải là vấn đề, xét từ quan điểm thực tế, việc AEC có hiệu lực gợi nhớ lại câu chuyện của Shakespeare “Much Ado About Nothing” (Có gì đâu mà rộn):  Do ASEAN có nền tảng thể chế cực yếu, dựa vào một ban thư ký nòng cốt không quá 400 nhân viên với ngân sách hàng năm không quá 17 triệu USD, liệu ASEAN có chắc chắn thực hiện được các mục tiêu đầy tham vọng của mình.

Cùng với AEC, ASEAN 48 năm tuổi tự nhận thấy họ đang ở trong tình trạng gay go, tuy nhiên cần điềm tĩnh phân tích tình hình. Lý do hoài nghi tập trung vào hai câu hỏi. Thứ nhất, ASEAN có thể theo đuổi một cách có hiệu quả hội nhập kinh tế chặt chẽ dựa trên nền tảng duy nhât là các cam kết tình nguyện- đặc biệt là trong tính đa dạng cực điểm của khu vực? Thứ hai, họ nên theo đuổi các mục tiêu gì tiếp theo để xây dựng AEC?

Thống nhất trong đa dạng?

Khi hình thành AEC, có rất nhiều kỳ vọng. Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng hội nhập các nền kinh tế ASEAN sẽ tạo ra thị trường đơn nhất lớn thứ 7 trên thế giới, và chắc chắn là họ đúng. Tuy nhiên, tận dụng thị trường này đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề phức tạp, mâu thuẫn và dàn xếp những khác biệt lớn, các vấn đề nhạy cảm của quốc gia. Thách thức về tính đa dạng là rất lớn: Về mặt chính trị, các nền dân chủ không hòa hợp, bất ổn của In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin sống chung với nền chuyên chính cộng sản của Việt Nam, đảng phái quân đội  của Thái Lan. Về mặt kinh tế, các nước phát triển cao, các nền kinh tế hàng đầu song hành cùng các nền kinh tế nghèo nhất thế giới. Về mặt văn hóa, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ, đa dân tộc, cách sống khác nhau. Ví như, dân Hồi giáo Ma-lay-xi-a và In-đô-nê-xi-a sống chung với cư dân của các nước phần lớn theo Phật giáo (như My-an-ma), cùng với Phi-lip-pin phần lớn theo Thiên chúa giáo. Đi ngược lại với nền tảng nhiều màu sắc này, chắc chắn có lý do để nghi ngờ khả năng thực hiện các lời hứa của AEC về một khổi kinh tế thống nhất.

Hơn nữa, lập trường mập mờ và dàn trải đối với các nguyên tắc tổng quát về đồng thuận, không can thiệp cùng với việc thiếu một kiến trúc thể chế mạnh mẽ, đã để lại vấn đề về đảm bảo sự đồng thuận và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của các các nước. Mặc dù có các cam kết khác nhau khi hình thành AEC, ASEAN vẫn đang thiếu sự gắn kết về mặt thể chế cần thiết, có thể mang hình thức một cơ chế khu vực toàn diện đảm bảo sự phối hợp nhuần nhuyền của các nhà điều hành chính phủ từ các bộ, ngành, cơ quan khác nhau của các nước thành viên. Nhiều người trong cuộc cho rằng: Mặc dù 95% dòng thuế bằng 0, nhưng các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ khiến thương mại xuyên biên giới chịu nhiều tổn thất. Luật người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, luật đất đai và luật đầu tư chưa được hài hòa ở tầm khu vực, trong khi đó việc thiếu các hệ thống ngân hàng đồng bộ, chưa có thỏa thuận về đồng tiền chung có thể cản trở tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực. Một vấn đề nữa chưa được giải quyết là vấn đề về tự do dịch chuyển lao động, bao gồm cái gọi là “lĩnh vực tay nghề cao”,  nhiều nước ASEAN áp dụng các quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài.  Trong khi đó, từ cuộc tranh luận tầm khu vực về tình hình di cư của lao động có tay nghề, hàng triệu người di cư được cho rằng không có tay nghề, từ lao động phổ thông đến ngư dân đều đi lại bất hợp pháp giữa các nước.

Để hội nhập kinh tế thành công, cần phải có sự thống nhất tối thiểu về chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các nước. Căn cứ vào khoảng cách phát triển lớn giữa các nước, cùng với việc thiếu các cấu trúc thể chế cứng rắn, bao trùm và không có cơ quan quản lý các thị trường mới hình thành trong khuôn khổ AEC, thì ASEAN, một dự án kinh tế, có thể nổi lên như  chuỗi các thị trường hỗn tạp, phân chia giữa các nền kinh tế hiện đại phát triên nhanh (ASEAN-6) và các nước nghèo hướng nội (Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam, gọi tắt là CLMV). Trên thực tế, tổng kim ngạch thương mại của My-an-ma đạt 23 tỷ USD năm 2013, trong khi đó  của Xinh-ga-po là 783 tỷ USD, một khoảng cách rất lớn.

Trong bối cảnh hỗn hợp này, Hội thảo Xã hội dân sự và Diễn đàn nhân dân ASEAN đã cảnh báo nguy cơ “phát triển kinh tế mất cân bằng và bất ổn”, có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài “làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn, bất bình đẳng về của cải vật chất, nguồn lực, quyền lực và cơ hội giữa các nước, giữa người giàu với người nghèo, giữa nam và nữ.” Ai đó có thể tranh cãi rằng dự án Cộng đồng Kinh tế nhằm hàn gắn ranh giới giữa các nước ASEAN-6 và các nước CLMV thông qua mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển, củng cố phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, giảm gánh nặng hành chính trong các quy định của các nước đối với sáng lập doanh nghiệp mới và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này sẽ mất hàng thập kỷ nếu ASEAN không đưa ra các cách thức thể chế phù hợp và nguồn lực cần thiết để tạo đà cho hội nhập kinh tế.

Nhân tố Trung Quốc

Cùng với AEC, ASEAN đang nỗ lực tự định vị khu vực là sự thay thế cạnh tranh đối với các quyền lực kinh tế và quân sự đang nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ, giữ vị trí trung tâm trong các thỏa thuận và khuôn khổ đa phương của châu Á, củng cố quyền lực toàn cầu của mình như một khối chung để đối đầu với những chính sách hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ảnh hưởng về kinh tế song hành cùng ảnh hưởng chính trị, và hội nhập kinh tế sẽ ít có ý nghĩa nếu như không được hậu thuẫn bởi những cải cách chính trị hợp lý.

Có chút mỉa mai khi nói rằng ASEAN là một thực thể khu vực, mà lí do tồn tại của nó là do mong muốn cháy bỏng của các nhà lãnh đạo nhằm tránh tái diễn chiến tranh và thiết lập cân bằng khu vực hòa bình và lâu dài, duy trì trọng tâm hội nhập của trụ cột kinh tế. Tuy nhiên, các lĩnh vực tiếp sau gồm hội nhập chính trị và an ninh cũng tồn tại không ít vấn đề. Tình hình an ninh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, cùng với tốc độ và phạm vi các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa, có thể quyết định tương lai của Hiệp hội. Trong nhiều khía cạnh quan hệ quốc tế của ASEAN, Bắc Kinh vẫn nắm quyền, các nước còn lại tận dụng phân chia lợi ích nhóm.

Trong khi đó, chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn của Trung Quốc, đang trang bị cho Hải quân Quân giải phóng nhân dân với khả năng hoạt động trong các khu vực ngoài hải phận của họ, làm gia tăng tình trạng bất ổn trong khu vực tranh chấp, ám chỉ sự nổi lên của một “cuộc chạy đua vũ trang kiểu cũ” giữa các nước Châu Á- Thái Binh Dương. Theo cùng xu hướng, cuộc tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang dẫn tới một cuộc cạnh tranh hàng hải khốc liệt trên Biển Đông, trong khi đó sự tham ngày càng tăng của Mỹ vào cuộc tranh chấp thông qua các liên minh lịch sử với Việt Nam, Philippin và Nhật Bản làm gia tăng cảm giác mất lòng tin, và cho thấy các nước thành viên đang bị chia rẽ. Trung Quốc coi chính sách tái cần bằng của Mỹ, thể hiện qua sự hiện diện của các tàu quân sự trên Biển Đông, mà theo Trung Quốc là một hành động khiêu khích, thể hiện sự thay đổi của Mỹ từ tham gia mang tính xây dựng sang chính sách ngăn chận.

                                                                                                                                   Source: thediplomat.com

                                                                                                                                         Ngọc Quyên (dịch)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 5,804
Tổng số trong ngày: 859
Tổng số trong tuần: 38,473
Tổng số trong tháng: 23,540
Tổng số trong năm: 349,696
Tổng số truy cập: 4,132,301