Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thuật ngữ “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay “Cách mạng công nghiệp 4.0” hiện nay đang được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác nó là gì, những cơ hội và thách thức Cuộc cách mạng 4.0 mang lại ra sao?

Thuật ngữ “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay “Cách mạng công nghiệp 4.0” hiện nay đang được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác nó là gì, những cơ hội và thách thức Cuộc cách mạng 4.0 mang lại ra sao?

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”,thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia. Khái niệm Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được làm rõ tại diễn đàn này.

Chúng ta đang bước vào một cuộc cách mạng công nghệ sẽ làm thay đổi căn bản cách sống, công việc và mối quan hệ với nhau. Với phạm vi, tầm ảnh hưởng, mức độ phức tạp của nó, sự  dịch chuyển này sẽ không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua. Chúng ta chưa thể biết cuộc Cách mạng này sẽ mang lại điều gì, tuy nhiên có một điều rõ ràng là: chúng ta phải ứng phó với nó một cách đồng bộ và toàn diện, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các chính thể trên thế giới, từ các thành phần nhà nước và tư nhân đến giới học giả và xã hội dân sự.

Nếu như cuộc Cách mạng lần thứ nhất sử dụng nước và năng lượng hơi nước để cơ khí hóa sản xuất; cuộc Cách mạng lần thứ hai sử dụng điện năng để sản xuất theo dây chuyền; cuộc Cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin cho sản xuất tự động hóa, thì cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang hình thành dựa trên nền tảng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, là một cuộc cách mạng công nghệ số xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đó là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

So với các cuộc cách mạng trước, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phát triển theo cấp số mũ. Nó sẽ phá vỡ mọi ngành công nghiệp ở từng nước. Những thay đổi rộng và sâu này dự báo sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Khả năng hàng tỷ người sẽ kết nối với nhau bằng thiết bị di động với dung lượng và truy cập tri thức không giới hạn. Những khả năng này còn tăng lên gấp bội với những đột phá về công nghệ trên các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, rô- bốt, internet vạn vật (IoT), phương tiện tự động, in 3-D, công nghệ na nô, công nghệ sinh học, khoa học  vật liệu, máy tính lượng tử…

Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo đã tồn tại xung quanh chúng ta, từ xe hơi, máy bay không người lái đến trợ lý và phần mềm ảo. Trí tuệ nhân tạo đã đạt được bước tiến ấn tượng trong những năm gần đây qua sự gia tăng vượt bậc về năng lượng máy tính, khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, từ phần mềm dùng để phát minh ra thuốc men đến  những thuật toán để dự báo những lợi ích văn hóa. Trong khi đó, công nghệ chế tạo sẽ tác động đến thế giới sinh học hàng ngày.

Các kỹ sư, nhà thiết kế và kiến trúc sư sẽ kết hợp thiết kế máy tính, sản xuất bồi đắp, kỹ thuật vật liệu và sinh học tổng hợp để tạo ra sự cộng sinh giữa vi sinh vật, cơ thể chúng ta, sản phẩm chúng ta tiêu thụ và thậm chí cả nhà ở chúng ta đang sống nữa.

Thách thức và cơ hội

Cũng giống như các cuộc cách mạng trước, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng nâng mức thu nhập toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Đến lúc đó, những người hưởng lợi nhiều nhất là những người có khả năng đáp ứng và tiếp cận với thế giới số.

Trong tương lai, sự đổi mới về công nghệ cũng sẽ dẫn đến lợi ích lâu dài về hiệu suất và năng suất. Chi phí vận tải và thông tin sẽ giảm, chuỗi cung ứng logistic toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn và chi phí thương mại sẽ hạ bớt, tất cả sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, nó có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động trong toàn bộ nền kinh tế, máy móc thay thế con người có thể làm tăng khoảng cách thu nhập vào vốn và thu nhập của người lao động.

Trong tương lai, nhân tài chú không phải là vốn sẽ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất. Điều này làm gia tăng khả năng phân chia thị trường lao động thành hai nhóm “tay nghề thấp/lương thấp” và “tay nghề cao/lương cao, điều này sẽ làm gia tăng các vấn đề xã hội.

Ngoài mối lo ngại về mặt kinh tế, sự bất bình đẳng còn bộc lộ mối lo ngại lớn nhất về mặt xã hội liên quan đến cuộc Cách mạng 4.0. Những người thụ hưởng nhiều nhất từ công cuộc đổi mới này có thể là những nhà cấp vốn cho trí tuệ và vật lý- nhà cải cách, cổ đông, nhà đầu tư- điều này lí giải cho sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa những người phụ thuộc vào vốn và người lao động. Do đó, công nghệ là một trong những lí do chính làm thu nhập ngừng trệ, thậm chí bị cắt giảm đối với đại đa số người dân ở các nước có thu nhập cao: nhu cầu lao động có tay nghề cao tăng trong khi đó nhu cầu lao động có học vấn và tay nghề thấp hơn giảm, dẫn đến thị trường lao động nghiêng về hai cực nhu cầu lao động có tay nghề cao và thấp, tạo một lỗ hổng ở nhóm nhu cầu lao động trung bình.

Điều này lý giải vì sao có nhiều người lao động thất vọng, lo sợ thu nhập của họ và của con cái họ sau này sẽ tiếp tục trì trệ. Nó cũng giải thích vì sao tầng lớp trung lưu trên toàn thế giới đang ngày càng cảm thấy bất mãn và bất công.

Sự bất mãn còn được tiếp thêm bởi sự phát triển rộng khắp của công nghệ số và tính năng động chia sẻ thông tin điển hình là mạng xã hội. Hiện nay, hơn 30% dân số thế giới sử mạng xã hội để kết nối, học tập và chia sẻ thông tin. Trong một xã hội lý tưởng,  những tương tác này sẽ tạo cơ hội hiểu biết và gắn kết các nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tạo ra và tuyên truyền những kỳ vọng không có thực để mang lại thành công cho một cá nhân hay một nhóm người cũng như tạo cơ hội truyền bá những tư tưởng cực đoan.

Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi không chỉ việc chúng ta làm mà còn thay đổi ngay cả chính con người chúng ta. Nó sẽ ảnh hưởng đến cá tính của chúng ta và tất cả các vấn đề có liên quan đến nó: sự riêng tư, tính sở hữu, các mặt hàng tiêu dùng, thời gian cho công việc và nghỉ ngơi, cách thức phát triển nghề nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người và vun đắp mối quan hệ. Nó đã vầ đang làm thay đổi sức khỏe của chúng ta và dẫn đến cái tôi nhất định, không lâu nữa chúng ta sẽ nghĩ đến việc cải tiến con người. Những ảnh hưởng của cuộc Cách mạng này còn dài nữa vì những điều này mới chỉ bó hẹp trong trí tưởng tượng của chúng ta. 

Những sản phẩm sẽ xuất hiện vào năm 2025

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9 năm 2015 đã xác định 21 sản phẩm công nghệ sẽ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối. Đó là những sản phẩm mà mọi người kì vọng sẽ xuất hiện trong 10 năm bắt nguồn từ những thay đổi sâu sắc của CMCN 4.0. Sau đây là 21 sản phẩm được sắp xếp theo số lượng ý kiến giảm dần:

- 10% dân số mặc quần áo kết nối với internet.

- 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí (kèm quảng cáo).

- 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với internet.

- Dược sĩ robot đầu tiên ở Mỹ.

- 10% mắt kính kết nối với internet.

- 80% người dân hiện diện số trên internet.

- Chiếc ôtô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D.

- Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.

- Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu tiên được thương mại hóa.

- 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D.

- 90% dân số dùng điện thoại thông minh.

- 90% dân số thường xuyên truy cập internet.

- 10% xe chạy trên đường ở Mỹ là không người lái.

- Cấy ghép gan dựa trên công nghệ in 3D.

- 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.

- Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain (một giao thức an toàn trong đó một mạng các máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch trước khi được lưu trữ và chấp thuận).

- Hơn 50% lượng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng.

- Trên toàn cầu những chuyến đi du lịch hay công tác sẽ được thực hiện qua các phương tiện chia sẻ cũng nhiều hơn so với các phương tiện cá nhân.

- Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người không có đèn giao thông.

- 10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain.

- Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty.

 Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

CMCN lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á- Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Các công nghệ mới không chỉ tác động về sản xuất, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, lao động, việc làm, an ninh, chính trị...

Các chuyên gia của OECD (tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) khuyến nghị các nước đang phát triển như Việt Nam cần đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, tạo môi trường kinh doanh năng động để thúc đẩy lan tỏa công nghệ, cải các thị trường lao động, hệ thống giáo dục - đào tạo. Một số chuyên gia OECD nhấn mạnh các chính sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với biến đổi nhanh của công nghệ và sự phát triển của CMCN mới.

Ngọc Quyên (tổng hợp)

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 5,882
Tổng số trong ngày: 1,750
Tổng số trong tuần: 36,879
Tổng số trong tháng: 21,946
Tổng số trong năm: 348,102
Tổng số truy cập: 4,130,707