Donal Trump đắc cử Tổng thống: Tương lai nào cho TPP và các Hiệp định thương mại tự do tại ASEAN

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tuyên bố bác bỏ Hiệp định TPP ngay khi lên cầm quyền của Tổng thống đắc cử Donal Trump đã khiến những người ủng hộ TPP thực sự quan ngại về tương lai của hiệp định thương mại này. Trong khi đó, những người phản đối TPP thì đang kỳ vọng ông Trump sẽ nhanh chóng thực hiện một trong những lời hứa vận động gây tranh cãi nhất – bãi bỏ TPP, một hiệp định thương mại khiến các quốc gia của hai bờ Thái Bình Dương xây dựng, đàm phán, thỏa hiệp chi tiết trong bảy năm. Hầu như không có một viễn cảnh nào cho việc nối lại đàm phán của Mỹ đối với TPP.

Tuyên bố bác bỏ Hiệp định TPP ngay khi lên cầm quyền của Tổng thống đắc cử Donal Trump đã khiến những người ủng hộ TPP thực sự quan ngại về tương lai của hiệp định thương mại này. Trong khi đó, những người phản đối TPP thì đang kỳ vọng ông Trump sẽ nhanh chóng thực hiện một trong những lời hứa vận động gây tranh cãi nhất – bãi bỏ TPP, một hiệp định thương mại khiến các quốc gia của hai bờ Thái Bình Dương xây dựng, đàm phán, thỏa hiệp chi tiết trong bảy năm. Hầu như không có một viễn cảnh nào cho việc nối lại đàm phán của Mỹ đối với TPP.

Tác động đối với ASEAN

Tân Tổng thống Mỹ phản đối Hiệp định TPP

Chắc chắn cả người ủng hộ và phản đối TPP đều đặt chung một câu hỏi: Nếu nước Mỹ thực sự rút ra khỏi TPP, tác động đối với thương mại tự do trong khu vực ASEAN sẽ như thế nào? Trước khi đi sâu phân tích vấn đề này, chúng ta đều nên nhớ rắng bất kỳ rủi ro thất bại của TPP hầu như không thể ngay lập tức ảnh hướng lớn đến kinh tế khu vực này. Bản thân Hiệp định này vẫn chưa được thực thi, nó chỉ mở ra các viễn cảnh áp dụng các quy định thương mại tự do trong tương lai gần.  Thay vì là một bước lùi, có thể nói đây đơn thuần là thiếu sự tiến triển của phát triển tự do mậu dịch trong khu vực.

Trong bốn nước thành viên ASEAN: Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po và Việt Nam tham gia đàm phán TPP, chỉ có Xinh-ga-po có hiệp định thương mại tự do độc lập với Mỹ. Một vài quốc gia, trong đó có Xinh-ga-po và Việt Nam, thừa nhận những thách thức của TTP mang lại, nhưng họ khẳng định sẽ tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trong các nước thành viên ASEAN,  Việt Nam được giới quan sát quốc tế đánh giá là quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế ngay lập tức từ TPP. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương của Việt Nam Trần Tuấn Anh, quốc gia này sẽ tiếp tục cải cách để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đàm phán các hiệp định khác dù cho Tổng thống mới đắc cử Donal Trump có ngăn trở TPP hay không. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết nếu TPP không được thông qua, điều này là sẽ là thất bại đối với các quốc gia đã dành nhiều thời gian và nỗ lực trong quá trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, ông Minh lưu ý rằng bên cạnh TPP, Việt Nam đã đạt được các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác khác, trong đó có Liên minh Châu Âu. Như vậy, quan điểm và lập trường của Việt Nam đã được thể hiện tương đối rõ: “dù có TPP hay không, chính sách của Việt Nam đối với  hội nhập kinh tế quốc tế vẫn không thay đổi”

Là một người ủng hộ tích cực cho Hiệp định TPP, Thủ tướng Xinh-ga-po Lý Hiển Long đã bày tỏ sự thất vọng khi TTP rất có khả năng sẽ không được thông qua. Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Lý Hiển Long ám chỉ Tổng thống đắc cử Donald Trump đã không có bất kỳ sự đồng cảm nào với TPP và đây là sự thất vọng của tất cả những ai đã làm việc tích cực đàm phàn TPP. Liệu TPP có được cứu vớt phần nào nếu các điều khoản được tái đàm phán hay thay đổi để Trung Quốc tham gia? Đáp lại câu hỏi này, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết thật không dễ để thay đổi các điều khoản, và trong trường hợp một quốc gia mới tham gia, đặc biệt lớn như Trung Quốc, đây là sẽ một bản hiệp định mới hoàn toàn. Khi đó, tất cả những điểm, điều khoản đã được các quốc gia thông qua phải thay đổi.

Lộ trình phía trước

TPP đối mặt với nguy cơ sụp đổ 

Trung Quốc có thể hưởng lợi từ việc rút ra khỏi TPP của Mỹ. Trung Quốc đang đóng vai trò chủ đạo trong Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại giữa 10 nước ASEAN với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Niu-di-lân và Hàn Quốc. Trong trường hợp TTP thất bại, RCEP có khả năng tăng sức ảnh hưởng khi Trung Quốc có khả năng thúc đẩy hoàn tất đàm phán hiệp định trên.

Nhật Bản, đồng minh chủ đạo của Mỹ nhìn nhận TPP là một cơ chế hiệu quả để kìm hãm quyền lực kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, đã khẳng định sự sẵn sàng hướng tới RCEP. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần đây đã nhìn nhận Hiệp định RCEP sẽ là trọng tâm nếu TPP không đi đến đâu. Lãnh đạo các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ, Nhật, Úc và Trung Quốc, dự kiến sẽ gặp mặt trong suốt Hội nghị Thượng đỉnh thường niên APEC từ ngày 19-20 tháng 11 tại Lima, Peru. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kỳ vọng đạt được sự ủng hộ đối với RCEP từ các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương tại Hội nghị Thượng đỉnh này.

Không giống như hầu hết các Hiệp định thương mại tự do khác, TPP bao hàm các điều khoản đặc biệt trong các lĩnh vực như: Tiêu chuẩn lao động, quản trị và minh bạch, bảo vệ môi trường và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, Hiệp định RCEP không bao hàm các điều khoản nhấn mạnh tới bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do thông tin hay tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp công tư.

Dù đã đạt những thỏa thuận quan trọng trên các lĩnh vực như quyền con người, viễn cảnh ảm đạm của TPP sẽ khiến các quốc gia như Việt Nam và Ma-lay-xi-a phải chuyển trọng tâm sang các hiệp định khác. Trong trường hợp TTP thất bại, Hiệp định RCEP có thể là sự thay thế khả dĩ cho Việt Nam. Việt Nam đứng trước cơ hội gia tăng nguồn cung ứng sản xuất từ đó các nước thành viên RCEP như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Giống như Việt Nam, các nước tham gia TPP sẽ có kế hoạch B. Tuy nhiên, Đại sứ của New Zealand tại Mỹ gần đây nhận định là "Bi kịch là trong kế hoạch B, chúng ta có sẽ không có Hoa Kỳ".

Nguồn:http://www.aseanbriefing.com/news/2016/11/16/donald-trump-tpp-asean.html

                                                                                                                                                   Người dịch: Vũ Thế Bằng

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 5,102
Tổng số trong ngày: 16
Tổng số trong tuần: 37,630
Tổng số trong tháng: 22,697
Tổng số trong năm: 348,853
Tổng số truy cập: 4,131,458