Hội nhập ASEAN trong bối cảnh toàn cầu

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong 50 năm qua, bối cảnh kinh tế Khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến về tăng trưởng kinh tế nhanh và sự chuyển đổi nhân khẩu học. Tuy nhiên các nước trong khu vực cũng được định hình bằng các thể chế hợp tác khu vực. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước vào một kỷ nguyên mới với cột mốc quan trọng trong năm 2015- hình thành Cộng đồng ASEAN.

Trong 50 năm qua, bối cảnh kinh tế Khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến về tăng trưởng kinh tế nhanh  và sự chuyển đổi nhân khẩu học. Tuy nhiên các nước trong khu vực cũng được định hình bằng các thể chế hợp tác khu vực.  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước vào một kỷ nguyên mới với cột mốc quan trọng trong năm 2015- hình thành Cộng đồng ASEAN.

Ảnh minh họa ( nguồn: Internet)

Sự lớn mạnh của nền kinh tế giúp cả 10 nước thành viên ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là nâng cao mức sống cho 600 triệu cư dân trong khu vực. Tuy nhiên, sự yếu thế, bất bình đẳng giới và tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn còn tồn tại trong các thị trường lao động của khu vực. Điều này trái với mục đích chung của Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một khu vực “phát triển kinh tế bền vững” song song với “duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội”.

Một phẩn quan trọng của tầm nhìn Cộng đồng ASEAN là việc thiết lập một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất, có tính cạnh tranh và hôi nhập vào nền kinh tế toàn cầu dựa trên các nguyên tắc phát triển kinh tế bình đẳng, thịnh vượng chung thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). AEC phản ánh những thách thức đương thời về kinh tế mà các nước thành viên phải đối mặt bao gồm việc xây dựng khả năng phục hồi đối với sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, duy trì khả năng cạnh tranh với sự nổi lên của Trung Quốc, Ấn Độ, tăng năng suất lao động, cơ hội việc làm, hạn chế sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, các chương trình hành động của ASEAN hướng tới hội nhập kinh tế khu vực không phải chỉ để thích ứng với những thay đổi liên quan đến thị trường theo nhu cầu của toàn cầu và khu vực, đầu tư và các chuỗi cung ứng. Họ còn phải thiết lập các nỗ lực độc lập và nhất quán trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội của Cộng đồng ASEAN.

Việc AEC có thúc đẩy tiến bộ xã hội trong khu vực hay không phụ thuộc nhiều vào các tác động của nó đến thị trường lao động. AEC sẽ tác động trực tiếp đến thị trường lao động thông qua việc dịch chuyển tự do hơn lao động có tay nghề và tác động gián tiếp thông qua các biện pháp tự do hóa thương mại và đầu tư. Nền kinh tế ngày càng mở cửa cũng sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc nền kinh tế, việc làm, tay nghề, lương, dịch chuyển lao động. Hiểu được mối quan hệ giữa AEC và thị trường lao động là điều rất quan trọng trong việc quyết định hợp tác khu vực có mang lại lợi ích cho tất cả cư dân trong khối ASEAN hay không.

                                                                                                                                                Source: adb.org

                                                                                                                                              Ngọc Quyên (dịch)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,071
Tổng số trong ngày: 1,126
Tổng số trong tuần: 38,740
Tổng số trong tháng: 23,807
Tổng số trong năm: 349,963
Tổng số truy cập: 4,132,568