Hội thảo khoa học "Di sản văn hóa từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang"

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng ngày 16/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang phối hợp với thành phố Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Di sản văn hóa từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa của Trung ương và địa phương.

Sáng ngày 16/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang phối hợp với thành phố Bắc Giang tổ chức hội thảo  khoa học “Di sản văn hóa từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa của Trung ương và địa phương.

 

Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, có 10 tham luận của các học giả, nhà quản lý đã tập trung phân tích, đánh giá những giá trị văn hóa đặc sắc của những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Phủ Lạng Thương. Hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của miền đất, văn hóa, con người Phủ Lạng Thương xưa và Bắc Giang nay, nhất là những tiềm năng về văn hóa, lịch sử.

Tiêu biểu như tham luận “Xây dựng Bắc Giang hiện đại, văn minh trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; “Mấy nét phác thảo về đội ngũ danh nhân văn hóa vùng đất Phủ Lạng Thương” của Tiến sĩ sử học Khổng Đức Thiêm; “Bảo tồn phát huy giá trị lễ hội Xương Giang” của ông Nguyễn Sỹ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang; “Truyền thống hiếu học, khoa bảng ở các làng cổ thuộc thành phố Bắc Giang”…

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Toàn, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa tham luận tại hội thảo

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Toàn, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, miền đất Phủ Lạng Thương xưa và Bắc Giang ngày nay có vị trí chiến lược đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia. Đây là nơi giao thoa giữa nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với nền văn hóa các dân tộc vùng trung du miền núi phía Bắc theo trục Đông – Tây, do đó để lại nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức giá trị - Đó là những tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang.

Nhiều học giả cũng đồng tình nhận định, Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) còn là vùng đất có truyền thống hiếu học với những văn quan, võ tướng nổi tiếng của các dòng họ khoa bảng như họ Thân, họ Đào, họ Giáp… Cùng đó là hàng loạt các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, nghề truyền thống tại các làng cổ Mỹ Độ, Đa Mai, Vĩnh Ninh, Kế còn lưu giữ đến ngày nay.

Phó GS, Tiến sĩ  Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
ủng hộ quan điểm khôi phục lại tên "Phủ Lạng Thương" cho thành phố Bắc Giang.

Đồng thời, tại hội thảo có một luồng ý kiến được các đại biểu đặc biệt quan tâm, đó là cần tập trung nghiên cứu lịch sử nguồn gốc địa danh “Phủ Lạng Thương”, từ đó tham mưu đề xuất các giải pháp đối với cơ quan có thẩm quyền khôi phục lại tên gọi của Phủ Lạng Thương thay cho thành phố Bắc Giang hiện nay.

Kết luận hội thảo, Giáo sư sử học Lê Văn Lan đánh giá cao ý nghĩa của hội thảo. Đồng thời chỉ rõ, hội thảo đã làm nổi bật những giá trị căn bản, đặc trưng của miền đất Phủ Lạng Thương xưa và thành phố Bắc Giang nay. Giáo sư nhấn mạnh, việc nghiên cứu sâu về văn hóa góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của thành phố đảm bảo vừa giữ gìn được bản sắc vừa phát huy được lợi thế của địa phương.

Giáo sư Lê Văn Lan kết luận hội thảo

Giáo sư Lê Văn Lan cho rằng, việc khôi phục lại tên gọi Phủ Lạng Thương cho thành phố Bắc Giang là mục tiêu hoàn toàn chính đáng, hợp lý, hợp tình. Tên gọi đó hoàn toàn phù hợp với nền văn hóa lâu đời của mảnh đất, con người nơi đây. Giáo sư giải thích “Lạng Thương” theo ngôn ngữ Tày – Thái nghĩa là “đỉnh cao sáng láng vùng sông nước  - sông Thương”…

Giáo sư cũng chỉ rõ, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của Phủ Lạng Thương (thành phố Bắc Giang) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đô thị của tỉnh Bắc Giang nói chung và thành phố Bắc Giang nói riêng. Để thành phố Bắc Giang phát triển theo đúng mục tiêu, chiến lược đã đề ra cần có sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các nhà khoa học, các cấp chính quyền. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, quảng bá khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của các di sản văn hóa đặc trưng, nổi bật của địa phương… Qua đó, tạo động lực mạnh mẽ đưa thành phố Bắc Giang phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm là đô thị hiện đại, văn minh - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Bắc Giang.

Theo: bacgiang.gov.vn

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,018
Tổng số trong ngày: 1,732
Tổng số trong tuần: 11,628
Tổng số trong tháng: 36,991
Tổng số trong năm: 363,147
Tổng số truy cập: 4,145,752