Hướng dẫn tiếp nhận, trao trả nạn nhân bị mua bán

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán.

Theo đó, nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nước ngoài, thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân, trường hợp có thông tin cho biết nạn nhân chưa được giải cứu thì thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để phối hợp kiểm tra, xác minh và tổ chức giải cứu nếu xác định nguồn thông tin có căn cứ. 

Trường hợp nạn nhân đã được giải cứu hoặc người tự khai là nạn nhân đến trình báo tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin. Khi đủ căn cứ để xác định là công dân Việt Nam và là nạn nhân thì thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân và phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân; cấp giấy thông hành cho nạn nhân về nước với những trường hợp không có giấy tờ xuất nhập cảnh hợp lệ.

Hỗ trợ cho nạn nhân trở về địa phương

Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sau khi thực hiện các thủ tục tiếp nhận nạn nhân trở về qua cửa khẩu sân bay quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển , nếu nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường.

Trường hợp nạn nhân là trẻ em, người không có khả năng tự trở về địa phương nơi cư trú thì thông báo cho người thân đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân của nạn nhân cư trú; trường hợp nạn nhân không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, hoặc nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì bàn giao nạn nhân cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cửa khẩu tiếp nhận nạn nhân để hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Thông tư cũng quy định, trường hợp nạn nhân từ nước ngoài tự trở về, đến trình báo tại Đồn Biên phòng hoặc được Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phát hiện tại khu vực biên giới, hải đảo, trên biển, thì cơ quan chức năng bố trí chỗ ở tạm thời và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu trong trường hợp cần thiết; lấy lời khai nạn nhân; kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến nhân thân, quốc tịch và các thông tin tài liệu làm căn cứ xác định nạn nhân; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi mua bán người mà nạn nhân biết để phục vụ cho công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người…

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/3/2014.

(Thông tư đính kèm)

Nguyễn Văn Tính

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,112
Tổng số trong ngày: 678
Tổng số trong tuần: 14,269
Tổng số trong tháng: 39,632
Tổng số trong năm: 365,788
Tổng số truy cập: 4,148,393