Một số lễ hội văn hóa đặc sắc của Malaysia

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, dân số hơn 28 triệu người với 30 dân tộc khác nhau, được gọi bằng cái tên “Châu Á thu nhỏ”. Sự hòa quyện của ba nền văn minh cổ xưa nhất châu Á là Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ với truyền thống bản địa của dân tộc Kadazan-Dusun, Ibans và một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sabah và Sarawak đã mang lại cho đất nước này một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, xếp vào hàng độc đáo nhất thế giới.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, dân số hơn 28 triệu người với 30 dân tộc khác nhau, được gọi bằng cái tên “Châu Á thu nhỏ”. Sự hòa quyện của ba nền văn minh cổ xưa nhất châu Á là Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ với truyền thống bản địa của dân tộc Kadazan-Dusun, Ibans và một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sabah và Sarawak đã mang lại cho đất nước này một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, xếp vào hàng độc đáo nhất thế giới.

Lễ hội Thaipusam

Thaipusam là một lễ hội Hindu mang tính tượng trưng rất cao

Thaipusam là một lễ hội Hindu mang tính tượng trưng rất cao, được cộng đồng người Tamil ở Singapore tổ chức hàng năm. Đây là lễ rước hàng năm của các tín đồ theo đạo Hindu để cầu nguyện, nguyện ước trong lễ thành hôn và tạ ơn. Lễ hội này được tổ chức để tôn vinh Thần Subrahmanya (hay Thần Murugan), vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh trong đạo Hindu và cũng là vị thần hủy diệt cái ác. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm trong tháng thứ 10 theo lịch Tamil, được gọi là Thai, tức vào giữa tháng 1 Dương Lịch mỗi năm.

Ngày nay, lễ hội này được tổ chức ở một số quốc gia, nhưng lớn nhất vẫn là lễ hội ở Malaysia vàSingapore, nơi có cộng đồng Taimil người theo đạo Hindu lớn nhất.

Người Hindu tin rằng họ sẽ được gột rửa mọi tội lỗi bằng cách thực hiện các nghi thức tôn giáo nghiêm khắc và cầu nguyện trong lễ hội Thaipusam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng các tín đồ đi chân trần mang theo những đồ trang sức nặng trĩu treo trên người bằng móc sắc nhọn được gọi là kavadi trong khi một số người khác tự xuyên qua lưỡi, má và lung, vừa đi bộ vừa diễu hành. Để có thể mang Kavadi, tín đồ phải tự chuẩn bị về mặt tinh thần. Trong suốt thời gian khoảng một tháng trước đó, tín đồ phải sống kiêng khem, đồng thời duy trì chế độ ăn chay nghiêm ngặt. Các tín đồ thường có bạn bè và người thân đi cùng để cổ vũ và động viên bằng cách cầu nguyện và tụng kinh

Tết Trung thu

Tết Trung thu của đất nước Malaysia được đánh dấu bằng Lễ hội lồng đèn và Lễ hội bánh trung thu bắt đầu từ ngày 19/9. Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và trở thành một biểu tượng cho nền hòa bình và sự thịnh vượng chung.

Lễ hội Trung thu diễn ra khi mặt trăng được cho là tròn trịa và sáng nhất trong năm. Cùng ý nghĩa như cách người phương Tây mừng Lễ Tạ Ơn, người dân Malaysia xem Trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm hạnh phúc an vui, chơi đèn lồng nhiều màu sắc, ăn bánh trung thu và ngắm trăng.

Lễ hội Duanwu

Được gọi là Lễ hội Thuyền Rồng ở đây ở Malaysia, đây là một sự kiện thường được tổ chức vào ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch của Trung Quốc. Mặc dù lễ hội này mang nhiều ý nghĩa hơn ở Trung Quốc và thường được tổ chức bởi cộng đồng Trung Hoa ở Malaysia.

Trong dịp lễ này các gia đình Trung Quốc sẽ chuẩn bị Zhong zi – một loại bánh bao làm bằng gạo nếp với các loại nhân khác nhau và gói bằng là tre hoặc lá sen để thưởng thức trong dịp lễ.

Lễ hội Duanwu bắt nguồn từ câu chuyện từ thời Chiến Quốc của lịch sử Trung Hoa. Khi đó có một vị quan tên là Qu Yuan tài năng và đức độ, đặc biệt, tài năng thơ ca của ông luôn được người đời ca tụng. Chính vì thế ông thường bị những tên hạ quan ghen ghét và tìm cách hãm hại. Những vấn đề Qu Yuan đưa ra nhằm cải cách đất nước giàu mạnh hơn, trở thành đề tài để đám quan lại hùa nhau ghen ghét ông. Và rồi chúng cũng đạt được điều hèn mọn khi buộc được Qu Yuan thôi chức trở về quê sống cuộc đời ẩn dật. Chính lúc này, nhà thơ tài ba và là nhà yêu nước đã không khỏi nghẹn ngào, ông đã trầm mình xuống sông quyên sinh.

Những người dân chài gần đó cố gắng cứu sống hiền tài, nhưng đã quá muộn. Và thế là họ sợ loài cá sẽ ăn thi thể của vị anh hùng tôn kính, họ liền ném bánh bao xuống sông hi vọng loài cá sẽ ăn bánh thay vì người anh hùng yêu quý. Cũng có một thuyết khác kể rằng, để làm vui lòng thần sông để bảo toàn thi thể Qu Yuan, người dân đã tạo nên một chiếc thuyền có chạm khắc một cái đầu rồng. Và từ đó, lễ hội Thuyền Rồng đã xuất hiện.

Lễ hội Gawai

Lễ hội là dịp cho gười Iban và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch nên còn được gọi là lễ hội thu hoạch. Đây là một nét văn hoá Malaysia, người dân sẽ tổ chức nhiều cuộc vui múa hát và uống rượu tuak, điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong. Trong điệu múa này, một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã gạo bằng hàm răng của mình

Lễ hội Diwali

Lễ hội Diwali hay còn được gọi là lễ hội ánh sáng Deepavali – the Festival of Lights được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 hàng năm, kéo dài trong 5 ngày. Đây là một lễ hội tôn giáo và văn hóa quan trọng của người Ấn Độ, một cộng đồng khá đông ở Malaysia.

Lễ hội này gần giống như ngày Tết ở Ấn Độ, mọi người sẽ trang trí nhà cửa, nấu những món ăn truyền thống, mặc quần áo mới. Đây là dịp mọi người trong gia đình có thể sum họp, vui vầy bên nhau và cùng nhau thắp đèn kuthuvilakku – một loại đèn dầu truyền thống của người Ấn Độ để đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi, một nữ thần thịnh vượng.

                                                                                                                              Phòng HTQT (tổng hợp)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 5,926
Tổng số trong ngày: 814
Tổng số trong tuần: 38,428
Tổng số trong tháng: 23,495
Tổng số trong năm: 349,651
Tổng số truy cập: 4,132,256