Một số vấn đề đặt ra đối với tỉnh Bắc Giang trong tiến trình hội nhập quốc tế

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã chủ động thúc đẩy các hoạt động hội nhập quốc tế mà trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Việc củng cố và thiết lập quan hệ với các cơ quan, tổ chức quốc tế được tăng cường. UBND tỉnh đã chủ động tổ chức gặp với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Israel, Trung Quốc... các cơ quan, tổ chức quốc tế như KOICA, JICA, JETRO, ADB, UNDP, UNESCO, FAO, WHO…

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22 và Chính phủ có Nghị quyết  số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 ban hành Chương hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 31), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp nghiên cứu, quán triệt sâu rộng các nội dung của Nghị quyết 22 nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về hội nhập quốc tế. Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Chương trình hành động số 61- CTr/TU ngày 30/6/2014 về triển khai thực hiện Nghị quyết 22 (Chương trình hành động 61). Chương trình hành động số 61 đã xác định chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lạnh đạo thống nhất của Tỉnh ủy, sự quản lý thống nhất của UBND tỉnh dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết với quá trình hoàn thiện cơ chế, cải cách thủ tục hành chính; hội nhập quốc tế phải thực hiện đồng bộ với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện, năng lực địa phương, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Để tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 61, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 26/8/2014 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 61-CTr/TU (Kế hoạch 127), qua đó cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh; xác định và phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động hội nhập quốc tế, trọng tâm là các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tối đa nội lực và tranh thủ các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài trong quá trình hội nhập nhằm thu hút đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Quá trình hội nhập sâu rộng có những tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

Những thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, là kết quả của cả một quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Những thành tựu đó đã tạo thêm niềm tin để nước ta càng vững bước trên đường hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở ra.

 Đối với kinh tế đối ngoại:

Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.
      
Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới buộc các địa phương phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài...

Mặt khác, hội nhập sâu rộng giúp nước ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, tiếng nói được tôn trọng hơn, giúp các doanh nghiệp địa phương có sân chơi bình đẳng, cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế hiện đại, tạo chỗ đứng trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh.

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tăng cường giao lưu, hợp tác về kinh tế, thương mại với các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bắc Giang luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng đều qua từng năm.

Về giao lưu, hợp tác quốc tế:

Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và hợp tác quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Cũng như nhiều nước khác, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta tạo ra cơ hội thuận lợi để chúng ta chia sẻ lợi ích do toàn cầu hoá đưa lại, đồng thời đóng góp thiết thực vào tiến trình phát triển.

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa đối ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến các đối tác nước ngoài, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương nước ngoài như: Giao lưu văn hóa Nhật Bản; liên hoan ẩm thực ASEAN; giới thiệu các di sản văn hóa của tỉnh đến các phóng viên, đối tác nước ngoài; gặp gỡ, chúc mừng các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài nhân các ngày lễ lớn, ngày quốc khánh các nước...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó phối hợp, hỗ trợ các địa phương thúc đẩy hợp tác cấp địa phương với một số đối tác có tiềm năng, thế mạnh tương hỗ với tỉnh như: quận Seo, thành phố Daejon, Hàn Quốc, thành phố Thái Châu, Trung Quốc, tỉnh Gifu, Nhật Bản...

Bên cạnh những thuận lợi, địa phương đối mặt với nhiều thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng

Tư duy hội nhập quốc tế của địa phương còn chuyển biến chậm. Trình độ công nghệ và quản trị còn thấp khiến địa phương gặp nhiều thách thức trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự liên kết các ngành, các địa phương trong quá trình hội nhập chưa chặt chẽ. Việc thiết lập quan hệ cấp địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa chính thức thiết lập được quan hệ hữu nghị nào với địa phương nước ngoài, chưa phát triển tốt quan hệ với các tổ chức quốc tế lớn có khả năng thu hút đầu tư, vận động viện trợ ODA, NGO.

Các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là nhỏ và rất nhỏ, sức cạnh tranh yếu, trong khi đó thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó gặp nhiều khó khăn khi Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới.

Quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt ra một thách thức cho địa phươngtrong việc thực hiện chủ trương ang trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nguy cơ thất nghiệp có thể là thách thức lớn đối với kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần tích cực, chủ động nắm bắt những cơ hội mà quá trình hội nhập quốc tế mang lại, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế để đón đầu hội nhập. Trong đó, tập trung triển khai các Chương trình, Kế hoạch về hội nhập quốc tế. Duy trì và mở rộng quan hệ quốc tế, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận thông tin hội nhập, nâng cao tính chủ động và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; thông tin về đối tác và thị trường quốc tế; vận động các nguồn viện trợ nước ngoài phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo để tranh thủ các cơ hội, thuận lợi khi Việt Nam tham gia các thỏa thuận, các hiệp định song phương và đa phương, đặc biệt là Cộng đồng ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, tham gia các tổ chức, diễn đàn, cơ chế hợp tác… trên cơ sở phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh.

Ngọc Quyên

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 18,875
Total visited in day: 2,168
Total visited in Week: 22,689
Total visited in month: 72,721
Total visited in year: 398,877
Total visited: 4,181,482