MƯỜI ĐẶC SẢN KHÔNG THỂ QUÊN CỦA VÙNG ĐẤT BẮC GIANG

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhắc đến Bắc Giang, ngoài những địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Suối Mỡ, Khe Rỗ … du khách cũng không thể quên được sự lôi cuốn của các đặc sản dân dã gắn với tên tuổi nơi đây. Bài viết này giới thiệu sơ lược 10 loại đặc sản điển hình của xứ Kinh Bắc.

hắc đến Bắc Giang, ngoài những địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Suối Mỡ, Khe Rỗ … du khách cũng không thể quên được sự lôi cuốn của các đặc sản dân dã gắn với tên tuổi nơi đây. Bài viết này giới thiệu sơ lược 10 loại đặc sản điển hình của xứ Kinh Bắc.

1. Rượu làng Vân: là một trong những đặc sản danh tiếng không chỉ của Bắc Giang mà của cả miền Bắc. Đây là loại rượu nếp nấu bằng nếp cái hoa vàng trồng ở làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Rượu làng Vân ngon nhờ men rượu bí truyền từ bao đời truyền lại. Ngày xưa đây là loại rượu được chọn để dâng Vua tiến Chúa, cũng như là loại rượu chính trong các bữa tiệc của triều đình. Vua Lê Hy Tông đã sắc phong cho loại rượu này bốn chữ “Vân Hương Mỹ Tửu” vào năm Chính Hòa thứ 24.

2. Mì chũ: là mỳ gạo được làm từ gạo bao thai hồng, một loại gạo truyền thống nổi tiếng thơm dẻo được trồng trên vùng đất đồi Chũ; hạt gạo rất chắc, to, khi nấu lên rất thơm, dẻo và hạt gạo rất trắng. Có lẽ chính vì được làm từ hạt gạo đặc biệt như vậy, mà mỳ Chũ lại có một hương vị rất riêng, đậm đà khó quên.

3. Gà đồi Yên Thế: là một giống gà lai tạo ở vùng Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang được nuôi theo hình thức chăn thả ở đồi, do vậy, thịt gà có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.

 

4. Vải thiều Lục Ngạn: là loại vải được trồng trên đất Chũ, Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Mặc dù nguồn gốc của vải thiều không phải là Lục Ngạn nhưng sự hòa hợp giữa đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng kinh bắc với loài cây quả độc đáo này đã tạo ra một thứ quả ngọt thơm lành thậm chí còn thơm ngọt, đậm đà hơn ở nơi nó đã được sinh ra. 

5. Xôi trứng kiến: là một trong những đặc sản của người dân tộc Tày, đặc biệt vào mùa xuân, kiến ở trong rừng đẻ nhiều trứng nên đây là thời điểm vàng để thưởng thức món ăn lạ miệng thơm ngon này. Món xôi trứng kiến là một món ăn không thể thiếu được trong lễ hội của người Tày, đặc biệt là trong dịp tết Hàn Thực ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân tộc Tày đều thổi xôi trứng kiến hoặc bánh trứng kiến để cúng tế Thành Hoàng làng. Món xôi trứng kiến sau khi làm xong có vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, dẻo thơm của xôi nếp; đối với người miền núi và trung du tỉnh Bắc Giang, món trứng kiến để ăn và chúng được xem như nguồn thực phẩm bổ dưỡng, ngon và chữa bệnh hiệu quả.

6. Chè kho Mỹ Độ: hay còn gọi là chè đỗ đãi, được coi là một trong những món ăn truyền thống vào ngày tuần rằm hay dịp lễ tết. Chỉ với nguyên liệu chính là đỗ xanh, đường cát thêm chút vừng rang, hương va ni, tất cả hoà quện vào nhau tạo nên một món ăn có màu vàng hơi sậm - màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau; ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.

7. Bánh đa kế: là loại bánh do người dân ở Kế, thành phố Bắc Giang làm từ bột gạo tẻ được ngâm nước để căng mọng rồi xay nhuyễn, tạo thành bột mịn, trắng muốt. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, khi thưởng thức món bánh đa Kế truyền thống nơi đây, bạn sẽ thấy trong cái giòn tan của gạo, vị bùi bùi của lạc và hương thơm của vừng là một nét đẹp ẩm thực đậm đà tạo nên nét đặc trưng của bánh đa Kế. 

8. Cua da: Là loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng (Bắc Giang) như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương; chỉ xuất hiện và khoảng đầu Đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hàng năm. Đây là một loài cua sông to gần bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. 

Cua Da có thể được chế biến thành nhiều món như: Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia

9. Bánh vắt vai: là một món ăn lạ, độc đáo được làm từ gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng, có vị thơm ngon, ngọt bùi; là món ăn dân dã và không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của người Cao Lan ở Bắc Giang mỗi dịp lễ, tết.

10. Bánh hút Lục Ngan: là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, mật mía và rau cải cay (cải xanh), bánh có vị ngọt thơm của mật mía hòa quyện với gạo nếp rất ngon. Người dân địa phương thường chỉ làm món bánh này để biếu người thân, với ý nghĩa luôn bao bọc che chở nhau như vỏ bánh, tuy mỏng nhưng không bao giờ để chảy mật ra ngoài.

Vân Nguyễn (tổng hợp)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 13,863
Tổng số trong ngày: 3,450
Tổng số trong tuần: 3,449
Tổng số trong tháng: 77,931
Tổng số trong năm: 314,672
Tổng số truy cập: 4,097,277