Ngoại giao văn hóa - một trong ba trụ cột của hoạt động ngoại giao

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong xu thế hội nhập hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, ngoại giao văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng để các quốc gia xích lại gần nhau hơn bởi văn hóa là một trong những nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh mềm của một quốc gia, có khả năng thâm nhập mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu mà các biện pháp chính trị, quân sự chưa chắc có thể đạt được. Ngoại giao văn hóa được xem là một trong những trụ cột chính của hoạt động ngoại giao.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, ngoại giao văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng để các quốc gia xích lại gần nhau hơn bởi văn hóa là một trong những nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh mềm của một quốc gia, có khả năng thâm nhập mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu mà các biện pháp chính trị, quân sự chưa chắc có thể đạt được. Ngoại giao văn hóa được xem là một trong những trụ cột chính của hoạt động ngoại giao.

Các hoạt động ngoại giao văn hóa song song với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị

Trong Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, Việt Nam khẳng định ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột chính của nền ngoại giao toàn diện của Việt Nam bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây, ngoại giao văn hóa Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng, đóng góp vào thành công chung của hoạt động ngoại giao. Các hoạt động ngoại giao văn hóa như giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế trong và ngoài nước, đăng cai tổ chức những sự kiện văn hóa quốc tế, chương trình “ Ngày Việt Nam” ở nước ngoài… được chú trọng trong những năm qua, góp phần to lớn vào việc quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới, tạo một vị thế mới cho nước ta. Việt Nam cũng được thế giới công nhận và tín nhiệm cho đăng cai nhiều sự kiện văn hóa, hội nghị, hội thảo lớn như: Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Phụ nữ châu Á Thái Bình Dương, Hội nghị đối thoại văn hóa văn minh vì hòa bình và phát triển châu Á Thái Bình Dương và các Hội nghị cấp nguyên thủ quốc gia như APEC, ASEM… Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Dân ca quan họ, Ca trù… Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn là cơ hội để cộng đồng quốc tế chia sẻ và thưởng thức các giá trị văn hóa, tinh thần của Việt Nam. Với những nỗ lực trong công tác ngoại giao văn hóa, hình ảnh Việt Nam và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên một tầm cao mới.

Bắc Giang đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa

Cùng chung dòng chảy với công tác ngoại giao văn hóa của nước ta, ngoại giao văn hóa tỉnh Bắc Giang những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là từ khi tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2014-2020. Theo đó, tỉnh Bắc Giang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử, con người Bắc Giang tới bạn bè trong nước và quốc tế; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước; lồng ghép công tác ngoại giao văn hóa trong việc triển khai Chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, ngăn chặn những tác động tiêu cực về văn hóa-xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế; đồng thời chú trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa; gắn các hoạt động ngoại giao văn hóa với các lễ hội lớn của địa phương.

Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Giang tham gia Liên hoan ẩm thực Quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức

Tỉnh Bắc Giang thường xuyên tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa trên trang thông tin điện tử, các ấn phẩm quảng bá du lịch, Bản tin đối ngoại, bản đồ du lịch song ngữ Việt - Anh; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, các cuộc liên hoan ẩm thực quốc tế, qua đó giới thiệu các đặc trưng văn hóa của tỉnh như dân ca quan họ, các món ăn truyền thống, các loại hoa quả đặc sản của địa phương tới bạn bè các nước.

Khách Quốc tế tham dự Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang cũng tích cực tổ chức các sự kiện văn hóa với sự tham gia của bạn bè quốc tế: đón đoàn Đại sứ các nước: Nga, Ấn Độ, Hy Lạp, Bỉ, Áo, Ma rốc, Venezuela, Sri Lanka, Kazastan tham dự Lễ mừng thọ, ăn Tết cổ truyền và thăm chùa Vĩnh Nghiêm; tiếp nhận và trồng cây hoa anh đào do Hội Hữu nghị Nhật – Việt vùng Chukyo (Nhật Bản) trao tặng kết hợp giới thiệu văn hóa Nhật Bản - Việt Nam; tổ chức ngày giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Bắc Giang... Ngoài ra, hoạt động ngoại giao văn hóa được lồng ghép với các hoạt động ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế diễn ra trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh.

Công tác ngoại giao văn hóa ngày càng được chú trọng, trở thành một trong ba trụ cột vững chắc của công tác ngoại giao nói chung, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với quốc tế và ngược lại, góp phần vào hòa bình, ổn định và nâng cao vị thế của đất nước.

Ngụy Thu

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,481
Tổng số trong ngày: 306
Tổng số trong tuần: 5,523
Tổng số trong tháng: 55,555
Tổng số trong năm: 381,711
Tổng số truy cập: 4,164,316