Ngôi thứ và chỗ ngồi trong ngoại giao

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng của Lễ tân Ngoại giao, ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:

1. Ngôi thứ

Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng của Lễ tân Ngoại giao ngôi t,hứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Sự bình đẳng giữa các nước: Các nước có chủ quyền đều bình đẳng với nhau nên nguyên tắc bình đẳng giữa các nước được tôn trọng như một trong những thành tựu quý báu nhất trong sự phát triển của quan hệ quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng này còn bao hàm việc xác định chuẩn bị để dành cho khách sự thịnh tình tương xứng với họ. 

- Nguyên tắc tôn ti trật tự: Người trên trước, người dưới sau 

- Nhường chỗ: Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách thuộc nước chủ nhà hay ít ra trong buổi lễ họ được dành một vị trí ưu đãi. 

- Ngôi thứ không uỷ quyền: Có nghĩa là một người khi đại diện một người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện trừ trương hợp người thay thế cùng cấp với người được thay thế. Tuy nhiên đối với nguyên thủ quốc gia vì không có người ngang cấp tương đương nên được dành cho người đại diện (phó Thủ tướng hay Bộ trưởng) sự đối xử trọng thị như được dành cho Nguyên thủ quốc gia. 

- Lịch sự với phụ nữ: Trong ngoại giao đau đầu các quan chức nam giới chỉ nhường chỗ cho phụ nữ khi người phụ nữ đó có cùng cấp bậc. 

- Các cặp vợ chồng: Tại một buổi lễ hay buổi biểu diễn người ta xếp các cặp vợ chồng với nhau theo cấp bậc của người giữ cương vị được mời (tại bàn tiệc cách sắp xếp lại khác). 

 - Các nhân vật tôn giáo: Trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn giáo xếp sau các quan chức dân sự nhưng nguyên tắc này cần được điều chỉnh tuỳ theo chức tước, tuổi, địa điểm và hoàn cảnh. 

- Thứ tự chữ cái: Thứ tự chữ cái là cách thường dùng để xác định ai trước ai sau. Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các đại biểu, phái đoàn hay quốc gia. Ngôn ngữ lựa chọn sẽ là ngôn ngữ nơi diễn ra sự kiện hoặc ngôn ngữ chính thức của tổ chức hay một ngôn ngữ khác do các bên thoả thuận.  

2. Sắp xếp chỗ ngồi

 a. Trên xe ô tô:

Cách sắp xếp chỗ ngồi trên ô tô trong Lễ tân ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc sau (Nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe):

-         Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái.

-          Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng.

-         Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe. Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước

-         Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ. Không nên xếp 3 người cùng ngồi ghế sau.

-         Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp theo sẽ là xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ và chồng cùng ngồi một xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và thứ ba.

b. Tiếp xã giao:

Nhìn chung, tập quán các nước xếp chủ ngồi bên trái, khách ngồi bên phải, phiên dịch ngồi sau hoặc bên cạnh trưởng đoàn.

 

Ghi chú:      KC: Khách chính (Trưởng đoàn khách)

                   CC: Chủ chính (Trưởng đoàn chủ nhà)

                   PD: Phiên dịch

                   K: Khách    C: Chủ

c. Hội đàm:

Một vài nước xếp như kiểu ngồi tiếp khách, nhưng nhìn chung tập quán các nước xếp bàn hội đàm là bàn dài hoặc bàn oval, mỗi đoàn ngồi một bên; trưởng đoàn ngồi giữa, phiên dịch ngồi bên trái (vị trí của phiên dịch không coi là thành viên đoàn); các vị trí tiếp theo xếp theo thứ tự ngôi thứ từ phải sang trái.

Ghi chú:      KC: Khách chính (Trưởng đoàn khách)

                   CC: Chủ chính (Trưởng đoàn chủ nhà)

                   PDC: Phiên dịch phía chủ nhà

                   PDK: Phiên dịch phía khách

                   K: Khách    C: Chủ

Quốc kỳ hai nước loại nhỏ, đặt đối diện phía trước mặt trưởng đoàn hội đàm mỗi bên, chú ý tránh đặt ngay trước mặt người tham dự.

 

d. Trong lễ ký kết:

 

e. Trong tiệc chiêu đãi:

Sơ đồ 1: bàn chữ nhật hay còn gọi là bàn chữ I

- Khách không có phu nhân

+ Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc.

+ Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách.

- Khách có phu nhân

+ Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt ông chủ

+ Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ,  ông khách chính ngồi bên phải bà chủ. 

 

 Sơ đồ 2: bàn chữ nhật danh dự và một số bàn tròn

 

Sơ đồ 3: bàn chữ U

 

Sơ đồ 4: bàn chữ T

Sơ đồ 5: bàn tròn, chủ chính, khách chính ngồi đối diện (không có phu nhân/phu quân)

Sơ đồ 6: bàn tròn, không có phu nhân/phu quân; chủ chính, khách chính ngồi bên nhau (không có phiên dịch)

Sơ đồ 7: bàn tròn, có phu nhân/phu quân; hai vợ chồng chủ chính ngồi đối diện

Sơ đồ 8: bàn tròn, có phu nhân/phu quân; ông chủ chính và ông khách chính ngồi đối diện.

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,064
Tổng số trong ngày: 952
Tổng số trong tuần: 14,543
Tổng số trong tháng: 39,906
Tổng số trong năm: 366,062
Tổng số truy cập: 4,148,667