Những yêu cầu đặt ra đối với công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Một trong những xu thế lớn của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, là hợp tác, liên kết kinh tế ngày càng được đề cao và gia tăng mạnh mẽ trên mọi tầng nấc, từ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu. Các nước lớn cũng như các nước vừa và nhỏ đều đẩy mạnh tham gia, đề xuất hoặc dẫn dắt các cơ chế, diễn đàn và liên kết đa phương, nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia, tranh thủ nguồn lực quốc tế để phục vụ cho việc phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức mang tính toàn cầu, đồng thời nâng cao vị thế trong cục diện mới.

Tình hình và các xu thế liên kết kinh tế quốc tế hiện nay

Một trong những xu thế lớn của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, là hợp tác, liên kết kinh tế ngày càng được đề cao và gia tăng mạnh mẽ trên mọi tầng nấc, từ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu. Các nước lớn cũng như các nước vừa và nhỏ đều đẩy mạnh tham gia, đề xuất hoặc dẫn dắt các cơ chế, diễn đàn và liên kết đa phương, nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia, tranh thủ nguồn lực quốc tế để phục vụ cho việc phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức mang tính toàn cầu, đồng thời nâng cao vị thế trong cục diện mới.

Các liên kết kinh tế sâu rộng và các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) thế hệ mới phát triển mạnh, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế ở hầu khắp các khu vực. Các định chế, cơ chế đa phương hiện có tiếp tục được củng cố và mở rộng, đồng thời hình thành nhiều liên kết mới, đan xen, như: Liên minh hải quan, Cộng đồng Á - Âu, 3-G, CIVETS, Liên minh Thái Bình Dương...

Xu hướng cải cách quản trị kinh tế - tài chính toàn cầu gia tăng theo hướng dân chủ hơn, với vai trò của các nước đang phát triển được đề cao hơn.

Cạnh tranh gay gắt đan xen hợp tác, liên kết kinh tế, tương quan lực lượng giữa các trung tâm kinh tế thay đổi nhanh chóng, tập hợp lực lượng kinh tế diễn ra linh hoạt và phức tạp hơn. Trung Quốc vươn mạnh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2010 và ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt. Trọng tâm kinh tế - chính trị chuyển dịch từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam.

Hội nghị quan chức cấp cao APEC năm 2017 được tổ chức tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh đó, đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong thời gian tới

Một là, cùng với quá trình đổi mới tư duy của đất nước và xu thế đổi mới sáng tạo trên thế giới, cần đổi mới tư duy về hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, chuyển mạnh theo hướng "đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, chủ động đóng góp và tham gia định hình các cơ chế hợp tác, liên kết trên các tầng nấc". Đó cũng là phương thức để tạo thêm những lợi thế động, thúc đẩy quan tâm, lợi ích quốc gia, tạo thêm đan xen lợi ích với các đối tác cũng như nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Hai là, trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và các nội hàm liên kết kinh tế trở nên sâu rộng hơn, đan xen kinh tế với chính trị - chiến lược, cần tăng cường cách tiếp cận đa ngành, liên ngành trong xử lý các vấn đề hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế. Đồng thời việc triển khai mạnh mẽ hội nhập quốc tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm, đã mở ra những khả năng mới cho việc tham gia hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế.

Ba là, phát triển bền vững và sáng tạo cần trở thành nội dung then chốt của hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế. Việc các thách thức toàn cầu gia tăng và ngày càng trở nên gay gắt hơn càng thúc đẩy các nội hàm phát triển bền vững trong liên kết kinh tế của thế kỷ 21, nhất là trong các khuôn khổ toàn cầu như Liên hợp quốc và WTO.

Ngụy Thu (tổng hợp)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 19,226
Total visited in day: 1,171
Total visited in Week: 21,692
Total visited in month: 71,724
Total visited in year: 397,880
Total visited: 4,180,485