Nước Cộng hòa Indonesia

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nước Indonesia, tên đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia là Republik Indonesia) có thủ đô là Jakarta. Quốc khánh là ngày 17/8/1945. Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo".

Thông tin chung

Bản đồ Indonesia

Nước Indonesia, tên đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia là Republik Indonesia) có thủ đô là Jakarta. Quốc khánh là ngày 17/8/1945.

Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo". Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành.  Đây là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa lục địa Châu Á và Châu Đại Dương, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Malaysia, Singapore, Philipine và Biển Đông; phía Nam giáp với Australia  và Ấn Độ Dương; phía Tây giáp với Ấn Độ Dương; phía Đông giáo với Papa New Guinea, Timo Leste và Thái Bình Dương.  Diện tích phần đất liền rộng 1,9 triệu km2 (thứ 15 thế giới), phần nước rộng 9,9 triệu km2. Quốc gia được phân chia thành 33 tỉnh và đặc khu, 243 huyện và 3481 tiểu khu.

Dân số khoảng 251 triệu người với hơn 300 sắc tộc trong đó người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất. Do có nhiều sắc tộc nên ngoài ngôn ngữ chính là tiến Indonesia còn có khoảng 583 ngôn ngữ và thổ ngữ được sử dụng ở Indonesia. Tôn giáo chủ yêu là đạo Hồi (trên 86%), cùng các đạo Thiên chúa, Tin lành, Hinđu và đạo Phật. Tuy nhiên theo Hiến pháp của Indonesia, Hồi giáo không phải là quốc đạo của nước này. Đồng tiền là Rupiah.

Vị trí địa lý khiến Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng của Châu Á, đồng thời là vùng tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình chính trị Ấn Độ. Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới, hệ động - thực vật có sự pha trộn của các giống loài châu Á và Australia. Đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2–3 m

Thể chế chính trị

Về chế độ chính trị: Indonesia  theo chế độ cộng hòa, lấy Pancasila - 5 nguyên tắc làm nền tảng tư tưởng quốc gia. Đó là:  (1) Tin vào một và chỉ một chúa trời; (2) Nhân đạo, công bằng và văn minh; (3) Sự thống nhất Indonesia; (4) Nền dân chủ được lãnh đạo bởi sự sáng suốt trong sự nhất trí thông qua bàn bạc giữa những người đại diện; (5)  Công bằng xã hội cho toàn thể nhân dân Indonesia.

Nguyên thủ của Cộng hòa Indonesia là Tổng thống (đồng thời là người đứng đầu Chính phủ). Quốc hội tức Hội đồng Hiệp thương Nhân dân (MPR) là cơ quan quyền lực cao nhất của Indonesia, có quyền luận tội và phế truất Tổng thống. MPR bao gồm 688 đại biểu trong đó 560 là đại biểu Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR) tức Hạ viện và 128 đại biểu Hội đồng Đại biểu Địa phương (DPD) tức Thượng viện. Các đại biểu MPR, Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trực tiếp 5 năm một lần; bầu các thành viên MPR trước, sau đó bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Dự kiến tại Tổng tuyển cử 2019 sẽ sáp nhập hai cuộc bầu cử cùng thời gian. Hệ thống tư pháp bao gồm Toà án (bao gồm cả Tòa án Hiến pháp), công tố, kiểm sát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà.

Lịch sử

Các di tích hoá thạch của người Java cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước. Người Nam Đảo, cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người  bản xứ về các vùng xa xôi phía đông.

Sản xuất nông nghiệp, và văn minh lúa nước xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển, tuyến đường thương mại nối với vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên. Từ thế kỷ thứ bảy, các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại. Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 10, các triều đại nông nghiệp Phật giáo và Hindu giáo phát triển và để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra vàPrambanan của Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ 13, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia.

Những người châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512 là các thương gia Bồ Đào Nha. Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng theo chân. Trong hầu hết thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất này lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ 20 Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng Indonesia. Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập và được chỉ định làm tổng thống. Người Hà Lan đã tìm cách tái lập quyền cai trị, và cuộc tranh giành ngoại giao và vũ trang đã chấm dứt vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia.

Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, thành lập nước Cộng hòa Đông Timor (Timor Lester).

Văn hóa

Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và châu Âu. Sự ảnh hưởng của các nền văn hóa tới văn hóa Indonesia được thể hiện trong kiến trúc, âm nhạc, ẩm thực…

Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo. Nền văn hoá của Indonesia là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Indonesia (khoảng 86% dân số là người hồi giáo). Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt. Dù đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của Indonesia lại có sự phân hóa sâu sắc. Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội. Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Người dân Indonesia tham gia lễ hội với tinh thần dân tộc nồng nhiệt, thân tình.

Một đặc trưng trong văn hóa ở Indonesia đó là người dân nơi đây rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Trong xưng hô, chào hỏi, người Indonesia thích sử dụng sử dụng chức vụ và tên để thể hiện sự lịch sự. Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành, khen ngợi người khác, không thích sự  chê bai, mỉa mai. Người Indonesia thích các trang phục kín đáo. Việc mặc quần soóc, áo dây bị coi là không lịch sự, có thể chấp nhận quần lửng,nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. Đặc biệt phải ăn mạc chỉnh tề khi tới các địa điểm thờ tự. Khi cào các nhà thờ Hồi giáo nhất thiết phải cởi giầy.
 

Kinh tế

Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Các công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏgạo, và điện lực.

Theo số liệu thống kê năm 2015, GDP của nước này đạt 895,677 tỉ USD, GDP đầu người đạt 11.135 USD, GDP chia theo lĩnh vực là nông nghiệp: 13.7%, công nghiệp: 42.9%, dịch vụ: 43.3%.  Các n gành sản xuất chính của Indonesia là: Dầu và khí tự nhiên; sợi dệt, quần áo, giầy dép; mỏ, xi măng, phân bón hóa chất, gỗ dán; cao su; thục phẩm; du lịch.

Thị trường xuất khẩu chính của Indonesia là Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ với các mặt hàng xuất khẩu là Dầu thô và khí gasxi măngthực phẩmthiết bị điệnxây dựngván épdệt maycao su. Giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt 199,1 tỉ USD.

Đối tác nhập khẩu chính của Indonesia là Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia với các mặt hàng máy móc và thiết bị, hóa học,nhiên liệuthực phẩm. Giá trị nhập khẩu năm 2012 là 185 tỷ USD.

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Indonesia  tại Việt Nam:

Địa chỉ: 50 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-38253353/38257969

Fax: 04-38259274

Email: komhan@hn.vnn.vn

Website: www.indonesia-hanoi.org.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia:

Địa chỉ: Jl. Teuku Umar, No 25, Menteng, Jakarta Pusat 10350, Indonesia.

Điện thoại: +62-21-310035/62-21-3149615

Fax : +62-21-3149615

Email: jakarta@mofa.gov.vn

Website : ww.vietnamembassy-indonesia.org

Phòng Hợp tác quốc tế (tổng hợp)Thông tin chung

Nước Indonesia, tên đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia là Republik Indonesia) có thủ đô là Jakarta. Quốc khánh là ngày 17/8/1945.

Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo". Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành.  Đây là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa lục địa Châu Á và Châu Đại Dương, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Malaysia, Singapore, Philipine và Biển Đông; phía Nam giáp với Australia  và Ấn Độ Dương; phía Tây giáp với Ấn Độ Dương; phía Đông giáo với Papa New Guinea, Timo Leste và Thái Bình Dương.  Diện tích phần đất liền rộng 1,9 triệu km2 (thứ 15 thế giới), phần nước rộng 9,9 triệu km2. Quốc gia được phân chia thành 33 tỉnh và đặc khu, 243 huyện và 3481 tiểu khu.

Dân số khoảng 251 triệu người với hơn 300 sắc tộc trong đó người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất. Do có nhiều sắc tộc nên ngoài ngôn ngữ chính là tiến Indonesia còn có khoảng 583 ngôn ngữ và thổ ngữ được sử dụng ở Indonesia. Tôn giáo chủ yêu là đạo Hồi (trên 86%), cùng các đạo Thiên chúa, Tin lành, Hinđu và đạo Phật. Tuy nhiên theo Hiến pháp của Indonesia, Hồi giáo không phải là quốc đạo của nước này. Đồng tiền là Rupiah.

Vị trí địa lý khiến Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng của Châu Á, đồng thời là vùng tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình chính trị Ấn Độ. Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới, hệ động - thực vật có sự pha trộn của các giống loài châu Á và Australia. Đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2–3 m

Thể chế chính trị

Về chế độ chính trị: Indonesia  theo chế độ cộng hòa, lấy Pancasila - 5 nguyên tắc làm nền tảng tư tưởng quốc gia. Đó là:  (1) Tin vào một và chỉ một chúa trời; (2) Nhân đạo, công bằng và văn minh; (3) Sự thống nhất Indonesia; (4) Nền dân chủ được lãnh đạo bởi sự sáng suốt trong sự nhất trí thông qua bàn bạc giữa những người đại diện; (5)  Công bằng xã hội cho toàn thể nhân dân Indonesia.

Nguyên thủ của Cộng hòa Indonesia là Tổng thống (đồng thời là người đứng đầu Chính phủ). Quốc hội tức Hội đồng Hiệp thương Nhân dân (MPR) là cơ quan quyền lực cao nhất của Indonesia, có quyền luận tội và phế truất Tổng thống. MPR bao gồm 688 đại biểu trong đó 560 là đại biểu Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR) tức Hạ viện và 128 đại biểu Hội đồng Đại biểu Địa phương (DPD) tức Thượng viện. Các đại biểu MPR, Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trực tiếp 5 năm một lần; bầu các thành viên MPR trước, sau đó bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Dự kiến tại Tổng tuyển cử 2019 sẽ sáp nhập hai cuộc bầu cử cùng thời gian. Hệ thống tư pháp bao gồm Toà án (bao gồm cả Tòa án Hiến pháp), công tố, kiểm sát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà.

Lịch sử

Các di tích hoá thạch của người Java cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước. Người Nam Đảo, cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người  bản xứ về các vùng xa xôi phía đông.

Sản xuất nông nghiệp, và văn minh lúa nước xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển, tuyến đường thương mại nối với vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên. Từ thế kỷ thứ bảy, các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại. Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 10, các triều đại nông nghiệp Phật giáo và Hindu giáo phát triển và để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra vàPrambanan của Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ 13, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia.

Những người châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512 là các thương gia Bồ Đào Nha. Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng theo chân. Trong hầu hết thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất này lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ 20 Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng Indonesia. Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập và được chỉ định làm tổng thống. Người Hà Lan đã tìm cách tái lập quyền cai trị, và cuộc tranh giành ngoại giao và vũ trang đã chấm dứt vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia.

Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, thành lập nước Cộng hòa Đông Timor (Timor Lester).

Văn hóa

Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và châu Âu. Sự ảnh hưởng của các nền văn hóa tới văn hóa Indonesia được thể hiện trong kiến trúc, âm nhạc, ẩm thực…

Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo. Nền văn hoá của Indonesia là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Indonesia (khoảng 86% dân số là người hồi giáo). Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt. Dù đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của Indonesia lại có sự phân hóa sâu sắc. Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội. Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Người dân Indonesia tham gia lễ hội với tinh thần dân tộc nồng nhiệt, thân tình.

Một đặc trưng trong văn hóa ở Indonesia đó là người dân nơi đây rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Trong xưng hô, chào hỏi, người Indonesia thích sử dụng sử dụng chức vụ và tên để thể hiện sự lịch sự. Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành, khen ngợi người khác, không thích sự  chê bai, mỉa mai. Người Indonesia thích các trang phục kín đáo. Việc mặc quần soóc, áo dây bị coi là không lịch sự, có thể chấp nhận quần lửng,nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. Đặc biệt phải ăn mạc chỉnh tề khi tới các địa điểm thờ tự. Khi cào các nhà thờ Hồi giáo nhất thiết phải cởi giầy.
 

Kinh tế

Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Các công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏgạo, và điện lực.

Theo số liệu thống kê năm 2015, GDP của nước này đạt 895,677 tỉ USD, GDP đầu người đạt 11.135 USD, GDP chia theo lĩnh vực là nông nghiệp: 13.7%, công nghiệp: 42.9%, dịch vụ: 43.3%.  Các n gành sản xuất chính của Indonesia là: Dầu và khí tự nhiên; sợi dệt, quần áo, giầy dép; mỏ, xi măng, phân bón hóa chất, gỗ dán; cao su; thục phẩm; du lịch.

Thị trường xuất khẩu chính của Indonesia là Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ với các mặt hàng xuất khẩu là Dầu thô và khí gasxi măngthực phẩmthiết bị điệnxây dựngván épdệt maycao su. Giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt 199,1 tỉ USD.

Đối tác nhập khẩu chính của Indonesia là Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia với các mặt hàng máy móc và thiết bị, hóa học,nhiên liệuthực phẩm. Giá trị nhập khẩu năm 2012 là 185 tỷ USD.

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Indonesia  tại Việt Nam:

Địa chỉ: 50 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-38253353/38257969

Fax: 04-38259274

Email: komhan@hn.vnn.vn

Website: www.indonesia-hanoi.org.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia:

Địa chỉ: Jl. Teuku Umar, No 25, Menteng, Jakarta Pusat 10350, Indonesia.

Điện thoại: +62-21-310035/62-21-3149615

Fax : +62-21-3149615

Email: jakarta@mofa.gov.vn

Website : ww.vietnamembassy-indonesia.org

                                          Phòng Hợp tác quốc tế (tổng hợp)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,210
Tổng số trong ngày: 226
Tổng số trong tuần: 225
Tổng số trong tháng: 25,588
Tổng số trong năm: 351,744
Tổng số truy cập: 4,134,349