Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Là một dải đất hình chữ  S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Quốc kỳ Việt Nam

Việt Nam là đầu mối giao thông từ  Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3/4 là đồi núi;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.

Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.

Kinh tế:

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số 11 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 48 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địadanh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2015 là 198,8 tỷ USD. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường. Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm 2013 đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường trong đó có Nhật Bản, Đức,Hàn Quốc.

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp QuốcTổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giớiNgân hàng Phát triển châu ÁDiễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình DươngASEANViệt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn QuốcNhật BảnTrung Quốc và một số nước khác. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.

Các sản phẩm chính:

·                    Nông nghiệp: gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, đỗ tương, đường trắng, chuối, lạc; các hải sản.

·                    Công nghiệp: chế biến thực phẩm, dệt may, giầy dép, máy xây dựng - nông nghiệp; khai thác mỏ, than, apatit, bô xít, dầu thô, khí đốt; xi măng, phân đạm, thép, kính, xăm lốp; điện thoại di động; công nghiệp xây dựng; sản xuất điện.

·                    Dịch vụ: Du lịch, nhà hàng, khách sạn, giáo dục tư nhân, y tế, chăm sóc sức khỏe, tình trí...

Tỷ lệ phần trăm các ngành đóng góp vào tổng GDP (ước tính 2015):

·                    Nông nghiệp 17.4%

·                    Công nghiệp 38.8%

·                    Dịch vụ 43.7%

                                                                                                                                                    Phòng HTQT (tổng hợp) 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,009
Tổng số trong ngày: 1,507
Tổng số trong tuần: 39,121
Tổng số trong tháng: 24,188
Tổng số trong năm: 350,344
Tổng số truy cập: 4,132,949