Quy định mới về bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Từ ngày 01/7/2020, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chính thức có hiệu lực. Cũng từ ngày này, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hết hiệu lực.

Nghị định 26/2020/NĐ-CP có một số quy định mới liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ như sau:

- Về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước, người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.

- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Bản sao, chụp có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.

- Về việc giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý; vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”; bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”. Trường hợp nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.

- Khi mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, người mang phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền; khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại cơ quan, tổ chức.

Xem chi tiết Nghị định tại đây.

Mai Hương

 

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 8,284
1日当たりのページのアクセス回数: 1,905
1週間当たりののページのアクセス回数: 15,857
1か月当たりのページのアクセス回数: 90,542
1年間当たりのページのアクセス回数: 416,698
ページのアクセス回数 : 4,199,303