RCEP Không chống lại TPP và những tác động đến ASEAN

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
RCEP là một bước đi cần thiết cho liên kết khu vực Châu Á bất chấp những gì đang diễn ra với TPP.

RCEP là một bước đi cần thiết cho liên kết khu vực Châu Á bất chấp những gì đang diễn ra với TPP.

Bài nghiên cứu của nhà kinh tế học Lurong Chen xuất bản ngày 03/12/2016 tại thediplomat.com

 Trên các phương tiện truyền thông gần đây nổi lên nhiều thông tin về ảnh hưởng của cuộc bầu cử nước Mỹ đối với Châu Á, đặc biệt là những bình luận của Tổng thống đắc cử Donal Trump về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).  Nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau đã diễn ra đan xen, từ thất vọng về viễn cảnh u ám của TPP đến hân hoan về cơ hội phát triển cho các quốc gia có sáng kiến Hợp Tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua khuôn khổ đối lập như thế chúng ta rất dễ hiểu sai hai sáng kiến này. Thật vậy, khi xem xét mục tiêu Liên kết Khu vực Châu Á, việc đánh giá RCEP một cách độc lập sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận làm rõ tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến trình hiệp định cho dù TTP có đi về đâu.

Các quốc gia Châu Á nên ý thức rủi ro của ly khai kinh tế gắn liên với xu hướng tự do hóa thương mại. Với những nỗ lực tạo điều kiện đang diễn ra toàn cầu, việc dịch chuyển trên phạm vi quốc tế của sản xuất, dịch vụ và hàng hóa tiếp tục gia tăng. Điều này dẫn đến rủi ro các hoạt động kinh tế có thể tập trung vào một vài thị trường “lõi” có đủ quy mô để kích thích tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu phát triển, qua đó góp phần tăng trưởng hơn. Những thị trường lõi này đạt được thị phần các hoạt động kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn thông qua chệch hướng thương mại, kết khối đầu tư, và dịch chuyển công nghiệp. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường của các quốc gia này cũng góp phần tạo nên vị thế cạnh tranh trong đàm phán thương mại, nhất là đàm phán song phương.

Từ góc nhìn kinh tế chính trị, điều quan trọng là các quốc gia Châu Á có ngồi tại bàn đàm phán song phương hay đa phương hay không. Với thực tiễn liên kết kinh tế khu vực, ASEAN và các nước Đông Á kết cấu thành một trong ba trụ cột chính của kinh tế thế gới. Đối với các quốc gia đã và đang phát triển, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vẫn là khuôn khổ tốt nhất để tạo sân chơi bình đẳng cho đầu tư và thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do sự tiến triển của các hội đàm thương mại đa phương không thể bắt kịp nhịp độ nền kinh tế thế giới đang thay đổi, hệ thống quốc tế đa cực của các thỏa thuận khu vực có thể tạo nhiều cơ hội phát triển không chỉ cho các nền kinh tế nhỏ mà còn cho các đối tác lớn như Nhật Bản và Trung Quốc.

Ảnh minh họa 

Về vấn đề này, RCEP đặc biệt quan trọng đối với Châu Á. Cách hiểu RCEP là bản đối chiếu của TPP là hoàn toàn sai lầm. Hai sáng kiến này không cạnh tranh cũng không bổ trợ cho nhau. Hiểu theo thuật ngữ cơ bản, RCEP là một phần nỗ lực của các quốc gia Châu Á để tìm ra các lộ trình quản trị khu vực kết hợp. Do đó, RCEP nên được nhìn nhận như sự mở rộng của một công đồng ASEAN thống nhất tạo diễn đàn cho khu vực hoạt động cộng tác, thống nhất để đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. ASEAN đóng vai trò hạt nhân, nòng cốt của tiến trình này.

Tuy người ta mong chờ RCEP sẽ đề ra các tiêu chuẩn có chất lượng cao như  được vạch ra trong hiệp định TPP, điều này là không cần thiết trong giai đoạn này. Điều quan trọng là các đàm phán toàn diện và phản ánh các nhu cầu, tình trạng của các quốc gia từ kém đến phát triển nhât trong khu vực. Làm được điều này sẽ không chỉ giúp hoàn thiện hiệp định, mà còn tạo điều kiện cho các cải cách nội tại.

Thật vậy, chúng ta cần tập trung ưu tiên ba khía cạnh của RCEP. Đầu tiên, thiết lập tiêu chuẩn cao đối với tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong khoảng 90-95%. Những con số này thực tế đã đạt được thông qua các hiệp định thương mại tư do ASEAN+1. Trong trường hợp gặp khó khăn để đạt được kết quả/ mục tiêu này, các nước có thể đàm phán gia tăng thời gian điều chỉnh thay vì hạ thấp các tỷ lệ xóa bỏ thuế quan. Thứ hai, ưu tiên các điều khoản hành động để đảm bảo việc triển khai mang lại ý nghĩa cho các bên liên quan. Thứ ba, thúc đẩy RCEP nhằm chuẩn bị cho liên kết và hợp tác khu vực. Các vấn đề như xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, công nghệ thông tin truyền thông cũng nên được ưu tiên phát triển.

Việc RCEP có phải là “kiểu hiệp định thương mại của thế kỷ 20” hay không không quan trọng, miễn là hiệp định này có hiệu quả trong tăng cường liên kết khu vực và tăng cường hợp tác. Thay vì bao trùm một sứ mệnh đầy tham vọng tốn kém thời gian hoàn thành, tại sao không thực dụng tiếp cận từng bước để đạt sự tiến bộ? tại sao không nỗ lực hoàn thiện một Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 1.0 (RCEP 1.0) trước, và nâng cấp sau?

Sẽ là một bước chuyển lớn trong RCEP để hoàn thiện một hiệp định khu vực giữa 16 quốc gia chiếm tới một nửa dân số thế giới, một phần tư sản phần nội địa gộp toàn cầu, và khoảng 40% thương mại thế giới)

Lurong Chen là nhà kinh tế học đang công tác tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Bài viết phản ánh quan điểm của bản thân tác giả và không thể hiện quan điểm của ERIA.

                                                                                                                                                        Nguồn: thediplomat.com

                                                                                                                                                          Người dịch: Thế Bằng 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 5,949
Tổng số trong ngày: 379
Tổng số trong tuần: 37,993
Tổng số trong tháng: 23,060
Tổng số trong năm: 349,216
Tổng số truy cập: 4,131,821