Tại sao phụ nữ nắm giữ chìa khóa thành công kinh tế Đông Nam Á

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Hơn 50 năm trước đây, Charlotte Whitton, một nhà hoạt động nữ quyền và nữ thị trưởng đầu tiên của một thành phố lớn của Canada, đã châm biếm: "Bất cứ điều gì phụ nữ làm, họ phải hoàn thành gấp đôi những gì nam giới nghĩ họ làm được nửa việc đã tốt.” Bà đã nêu lên một thế giới nơi mà phụ nữ vẫn bị coi là kém hơn, nơi mà nếu phụ nữ có cơ hội đi học, họ chỉ có thể hoàn thiện bậc trung học thay vì học tiếp tại trường luật.

Hơn 50 năm trước đây, Charlotte Whitton, một nhà hoạt động nữ quyền và nữ thị trưởng đầu tiên của một thành phố lớn của Canada, đã châm biếm: "Bất cứ điều gì phụ nữ làm, họ phải hoàn thành gấp đôi những gì nam giới nghĩ họ làm được nửa việc đã tốt.” Bà đã nêu lên một thế giới nơi mà phụ nữ vẫn  bị coi là kém hơn, nơi mà nếu phụ nữ có cơ hội đi học, họ chỉ có thể hoàn thiện bậc trung học thay vì học tiếp tại trường luật.

Ngày nay, xã hội đã đạt được tiến bộ đáng kể trên lộ trình tiến tới sự bình đẳng giới về kinh tế và xã hội. Chúng ta có nhiều điều có thể lạc quan về khu vực Đông Nam Á. Phụ nữ ở các thị trường đang phát triển như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã có những bước tiến trong tham gia giáo dục đại học. Các chỉ số về sự tiến bộ của phụ nữ đã chỉ ra rằng trong khu vực ASEAN, số nữ sinh trong giáo dục đại học nhiều hơn nam sinh.

Tuy nhiên, những con số đáng khích lệ trên lại che giấu đi một thực tại tăm tối hơn khi mà các quốc gia ASEAN còn có một chặng đường dài trước khi có thể thu hẹp khoảng cách giới trong các thị trường của mình. Mặc dù có nền văn hóa đa dạng và bối cảnh xã hội độc đáo, các thị trường này vẫn phải đối mặt với một nghịch lý chung là nữ giới đều gặp trở ngại để phát huy hết tiềm năng kinh tế của họ. Thực tế là nữ giới trong khu vực ASEAN thường có năng lực vượt nam giới, nhưng tỷ lệ nữ giới trong lực lượng lao động luôn thấp hơn nam giới.

Tại sao như vậy?

Thành kiến giới tồn tại trên cấp độ văn hóa và doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. Trên diện rộng, các chuẩn mực xã hội vẫn coi phụ nữ  phải đóng vai trò truyền thống như những người vợ và người mẹ, trong khi đàn ông thường đảm nhận vai trò trụ cột gia đình. Đó là một nền văn hóa mà có thể ngăn cản nữ giới theo đuổi những hoài bão giáo dục hay sự nghiệp của họ, và cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về khả năng của phụ nữ. Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á cho thấy phụ nữ bị cho là có kỹ năng lao động thấp hơn so với nam giới.

Tại các thị trường đang phát triển hay có thực phẩm không an toàn, nam giới thường xuyên có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn lực hiệu quả kinh tế hơn, chẳng hạn như dinh dưỡng, quyền sở hữu đất hay quỹ, do sự tuân thủ chặt chẽ luật thừa kế theo phụ hệ, hoặc do giả định là phụ nữ không thể để quản lý tài sản đó. Những yếu tố này không chỉ cản trở các cô gái tiếp cận các công cụ giúp họ phá vỡ truyền thống, họ cũng gửi thông điệp tiêu cực về giá trị của họ như những con người.

Ngay cả ở các thị trường phát triển như Singapore luôn tự hào có tỷ lệ lao động nữ là 89%, nữ giới vẫn còn lúng túng về sự tiến bộ của mình trong các lĩnh vực kinh doanh và chính trị. Phụ nữ ở các vị trí quản lý được cho là có thái độ dễ thỏa hiệp hơn nam giới.  Do đó, họ cũng nhận được ít phần thưởng cho những nỗ lực của mình. Nhìn chung, họ kiếm được ít hơn 10% so với nam giới với cùng một công việc trong phần lớn các ngành công nghiệp.

Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2016/05/women-key-to-east-asia-economic-success/

                                                                                                                                                           Vũ Thế Bằng (dịch)

                 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,683
Tổng số trong ngày: 1,131
Tổng số trong tuần: 1,130
Tổng số trong tháng: 26,493
Tổng số trong năm: 352,649
Tổng số truy cập: 4,135,254