Tăng cường công tác bảo hộ công dân Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại một số nước Châu Âu

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Theo các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại một số nước Châu Âu như: Thụy Sĩ, I-ta-li-a; Pháp, Đại sứ quán Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán đã có biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh trong nội bộ cơ quan đại diện và triển khai thực hiện công tác bảo hộ công dân.

 

Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ thường xuyên cập nhật các thông tin, thông báo mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 và đưa ra khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Thụy Sỹ (ảnh: baoquocte.vn)

Theo đó, trên cơ sở theo dõi và dự báo tình hình sát sao của dịch bệnh tại Thụy Sỹ và các biện pháp của Chính phủ sở tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ đã triển khai các biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ động phối hợp với nhóm chuyên gia công nghệ người Việt thuộc Hội trí thức chuyên gia, thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Thụy Sỹ, rà soát, xây dựng dữ liệu du học sinh để có thể chủ động liên lạc và hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp. Sự chủ động của Đại sứ quán đã nhận được phản hồi tích cực của cộng đồng du học sinh và cho đến nay, Đại sứ quán đã có danh sách tương đối đầy đủ với thông tin nhân thân, địa chỉ email, trường học của các em sinh viên.

Thứ hai, thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin về bệnh dịch, về các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam, những quy định trong phòng chống dịch, chủ trương chính sách có liên quan của Chính phủ Việt Nam, những thông tin hữu ích về việc đi lại, xuất nhập cảnh vào Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh trong lần lượt 3 thông báo và khuyến cáo.

Đại sứ quán cũng có có hình thức thông báo rộng rãi (trên website của Đại sứ quán, thông qua các đầu mối và các trang facebook của Hội người Việt, Hội thanh niên, Hội sinh viên, Hội chuyên gia…), vận động cộng đồng và du học sinh tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn, biện pháp phòng chống dịch bệnh của sở tại và WTO, hạn chế di chuyển, đặc biệt là di chuyển quốc tế để tránh lây nhiễm chéo và gặp rủi ro trên đường.

Thứ ba, cung cấp thông tin đường dây nóng bảo hộ công dân và điện thoại của cán bộ phụ trách cộng đồng của Đại sứ quán để các du học sinh liên hệ khi cần hỗ trợ. Các cán bộ Đại sứ quán đã trực điện thoại 24/7, cung cấp thông tin, nắm bắt tình cảnh và nguyện vọng, hướng dẫn cho các du học sinh và kiều bào thu xếp về Việt Nam do trường học đóng cửa. Đến nay, khoảng trên 200 sinh viên đã về nước an toàn. Một số bạn gặp khó khăn trong quá trình về nước do các hãng hàng không bỏ chuyến, hoặc dừng ở điểm quá cảnh cũng đã được Đại sứ quán hỗ trợ kịp thời.

Thứ tư, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp công nghệ thông tin, sử dụng facebook và đường link đăng ký thông tin ứng dụng google để tiếp nhận thông tin và yêu cầu hỗ trợ của du học sinh và cộng đồng kiều bào. Trong bối cảnh Chính phủ Thụy Sỹ hạn chế việc di chuyển của công dân nhằm tránh lây nhiễm, Đại sứ quán đã kịp thời điều chỉnh chế độ làm việc, tiếp khách và nhận hồ sơ lãnh sự qua bưu điện, đồng thời vẫn cố gắng hỗ trợ tối đa cho công dân Việt Nam giải quyết các giấy tờ lãnh sự, hộ tịch.

Thứ năm, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, Đại sứ quán đã trao đổi thông tin và vận động cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sỹ, Hội hữu nghị Thụy Sỹ - Việt Nam có hình thức đóng góp ủng hộ chiến dịch phòng chống Covid-19 của Việt Nam.

Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại I-ta-li-a (ảnh: baoquocte.vn)

Tại I-ta-li-a, Đại sứ quán Việt Nam đã lập Nhóm công tác bảo hộ công dân, xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó, lập đường dây nóng, chuyển tải các quy định, khuyến cáo của chính quyền sở tại, của Việt Nam tới công dân ta và tới sở tại... cùng Hội sinh viên lập được Bản đồ sinh viên, biết rõ có bao nhiêu người ở từng thành phố, từng vùng, từng cụm ký túc xá; lập và duy trì tương tác với 14 cụm sinh viên để chuyển các thông tin, hỗ trợ cảnh báo, nhất là trong khi các đường bay quốc tế liên tục bị đóng.

Hỗ trợ 15 sinh viên bị “kẹt” ở sân bay Fiumicino ngày 13/3 (do hàng không Thái Lan không chấp nhận cho các em lên máy bay). Đặc biệt, cùng với một số bà con trong Cộng đồng và Ban Chấp hành Hội, danh mục các đầu mối hỗ trợ sinh viên tại 14 cụm đã được lập để hỗ trợ về ngôn ngữ khi cần liên hệ với bác sĩ, khi phải nhập viện. Với chính quyền sở tại, Đại sứ quán cũng đã gửi thư tới các vùng, thành phố, các sở Y tế, Cơ quan Bảo hộ dân sự và các ký túc xá nơi có sinh viên Việt Nam đề nghị được bảo hộ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

Tại Pháp, Đại sứ quán đã sớm phối hợp với các hội sinh viên, hội người Việt Nam tại Pháp kêu gọi các bác sĩ, các sinh viên ngành y đang có mặt tại Pháp đăng ký tình nguyện hỗ trợ cộng đồng. Qua Hội Người Việt và Hội sinh viên, ĐSQ lập được danh sách 24 bác sỹ tình nguyện hỗ trợ, tư vấn cho người Việt về dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh. Qua trang tương tác trực tuyến, ĐSQ có thêm 6 bác sỹ, sinh viên ngành y đăng ký tình nguyện hỗ trợ.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đến thời điểm hiện tại, có khoảng 1.250 công dân đăng ký trên trang tương tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán, trong đó sinh viên chiếm 70%, lượng khách du lịch khoảng 10 trường hợp. Ngoài ra, chỉ có khoảng 12-15% tổng số công dân Việt muốn trở về nước, chưa kể trong số đó đã có khoảng 60 người về nước trong những ngày qua. Có tới 80% người đăng ký cho biết, họ đã chuẩn bị tốt cả tinh thần và vật chất cho thời gian phong toả tại Pháp và họ đăng ký để được Đại sứ quán hỗ trợ khi thực sự cần thiết.

                                                Đăng Khoa, tổng hợp (nguồn: baoquocte.vn)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 20,323
Total visited in day: 1,506
Total visited in Week: 1,505
Total visited in month: 76,190
Total visited in year: 402,346
Total visited: 4,184,951