TẾT TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á CÓ GÌ ĐẶC SẮC

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Hàng năm, Tết thường kéo dài khoảng 3 ngày bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Nhưng không chỉ có Việt Nam tổ chức đón Tết mà tại nhiều nước châu Á khác cũng coi Tết Nguyên đán là dịp lễ cổ truyền của dân tộc và cũng là kỳ nghỉ lớn nhất trong năm.Vậy tại một số nước Châu Á họ đón Tết như thế nào, có những nét đặc sắc ra sao thì hãy cùng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Hàng năm, Tết thường kéo dài khoảng 3 ngày bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Nhưng không chỉ có Việt Nam tổ chức đón Tết mà tại nhiều nước châu Á khác cũng coi Tết Nguyên đán là dịp lễ cổ truyền của dân tộc và cũng là kỳ nghỉ lớn nhất trong năm.Vậy tại một số nước Châu Á họ đón Tết như thế nào, có những nét đặc sắc ra sao thì hãy cùng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Trung Quốc

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (hay còn gọi là Xuân Tiết) là ngày lễ âm lịch quan trọng nhất đối với người Trung Hoa, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới. Tết Nguyên đán kéo dài 15 ngày bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức Lễ hội đèn lồng ngày 15/1 âm lịch. Mặc dù vậy, hầu hết người dân Trung Quốc đều từ rất sớm đã chuẩn bị lên đường về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình từ khoảng 8/12 âm lịch.

Xuân Tiết (/春節 - Chūn Jié) (Ảnh: sưu tầm)

Trong những ngày Tết, người  dân Trung Quốc thích đốt pháo và bắn pháo hoa, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi nhất vào 3 ngày: mùng 1, mùng 2 và mùng 3 tháng 1 âm lịch.

Cũng như ở Việt Nam, những ngày trước Tết với quan niệm xua đi những xui xẻo không may mắn của năm cũ các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, sửa sang, làm mới lại nhà cửa. Họ trang trí nhà cửa đón Tết bằng cách treo đèn lồng,câu đối, câu chúc được viết lên giấy đỏ và dán trước cửa nhà với hy vọng năm mới may mắn, an lành.

Vào thời khắc giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ cùng sum họp và ăn bữa cơm để chào đón năm mới. Đối với người Trung Quốc, bữa cơm giao thừa rất quan trọng bởi nó thể hiện được sự sum vầy, đầm ấm và hạnh phúc của mỗi gia đình.Theo quan niệm của người Trung Quốc, Sủi cảo tượng trưng cho may mắn, sự giàu có và thịnh vượng vì thế hàng năm vàođêm Giao Thừa mỗi gia đình đều cùng nhau làm bánh và thưởng thức Sủi cảo vớiý nghĩa chúc cho nhau năm mới khởi đầu với nhiềuđiều tốtđẹp. Giống như phong tục Chúc Tết của người Việt Nam, người Trung Quốc cũng có phong tục trao lì xìđỏ cùng những lời chúc tốtđẹp đến người thân, gia đình và bạn bè.

Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal, ngày xua đuổi linh hồn xấu xa, điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày là 30, mùng 1 và mùng 2 Âm lịch. Seollal không chỉ đơn thuần là thời khắc đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới mà còn là thời gian duy nhất trong năm mọi người được đoàn tụ bên gia đình.

Mâm cơm cúng ngày Tết của một gia đình Hàn Quốc ( Ảnh: Hoàng Linh)

Giai đoạn những ngày trước Tết, người Hàn Quốc cũng dọn dẹp, trang trí, mua sắm các vật dụng cần thiết chuẩn bịđón Tết. Vào dịp Tết, người phụ nữ Hàn Quốc trong gia đình sẽđi chợ, mua sắm và chuẩn bị đồ ăn, đồ cúng. Trang phục của hầu hếtngười Hàn Quốc là những bộ Hanbok sặc sỡ, đẹp mắt. Nếunhư mónăn ngày Tếtở Việt Nam không thể thiếu bánh Trưng xanh thìở Hàn Quốc mónăn đặc biệt không thể thiếu trong ngày Tết của họ là món Canh bánh gạo ( Canh Tteokguk) bởi người Hàn Quốc quan niệm rằng nếu vào dịp năm mới họăn món canh này họ sẽ sống thọ hơn.

Biểu diễn văn nghệ vào dịp Tết ( Ảnh : Hoàng Linh)

Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc cũng được xem như là ngày đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ tổ tiên. Do vậy, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng và làm mâm cơm cúng những người thân đã khuất vào buổi sáng sớm.Trênmâm cơm cúng tổ tiên truyền thống của người Hàn Quốc, họ thường chuẩn bị tới hơn 20 món ănnhư: canh bánh gạo, thịt bò, sườn hầm, bánh bao, kimchi, bánh bí chiên,….Điều khác biệt trong cách thức bày mâm cúng của người Hàn Quốcđó là bánh kẹo thì thường được bóc vỏ, hoa quả phải gọt đầu rồi mới bày lên đĩa .Các mónăn khác được chế biến cầu kì, trình bày đẹp mắt,  sauđócác thành viên trong gia đình cũng phải thực hiện nghi thức đầy đủ. 

Vào sáng ngày mùng 1 âm lịch, toàn thể thành viên gia đình sum họp cùng nhau ăn canh Tteokguk và sau bữa ăn cũngnhư Việt Nam họ trao nhau những bao lì xì và chúc nhau năm mới an lành, may mắn. Sau đó, họ đi thăm ông bà bố mẹ hoặc đi thăm mộ tổ tiên.Vào dịp Tết các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được tổ chức tại các nơi công cộng phục vụ người dân và du khách.

Singapore

Người dân Singapore đón Tết truyền thống cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam.Cũng như ở Việt Nam, ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày mà người Singapore cũng như Việt Nam ta làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.Trong những bộ hình nhân ông Táo, người Singapore quết mật ong, đường và rượu ngọt để ông chỉ báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng. Sau ngày 23 tháng chạp, mọi gia đình bắt đầu dọn dẹp nhà cửa với quan niệm sạch sẽ đem đến may mắn trong năm mới. Người dân Singapore thường tặng nhau những trái quýt căng mọng là biểu tượng của sự may mắn.Khác với người Việt Nam quan niệm số lẻ là dư giả, đầy đủ, người Singapore lại cho rằng đây là biểu tượng của sự không may mắn, những điều không tốt lành nên họ trao tặng vật có cặp có đôi cho nhau.

 Những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra với Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay, kéo dài từ mùng 1 tết cho đến 15 tháng Giêng âm lịch. Mỗi lễ hội đều mang đậm chất xuân, vui tươi và có rất đông người dân tham gia.

Lễ hội Singapore River Hongbao (Ảnh: sưu tầm)

Người dân ở Singapore quây quần bên mâm cơm tất niên ngày 30, cùng nhau đón Giao thừa và cũng giống như phong tục Việt Nam họ trao nhau những lì xì đỏ như thể hiện chúc nhau những lời may mắn và cầu chúc năm mớian lành.

Vào dịp lễ tết, người Singapore thường ăn bánh Tang yuan (bánh trôi tàu) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Trên mâm cỗ Tết cũng không thể thiếu các món ăn khác như Yusheng (cá sống), Chang shou mian (mỳ trường thọ), Pencai (món ăn bao gồm thịt heo, thịt gà, nấm, hải sản, bào ngư, hải sâm, sò điệp),…

Mông Cổ

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tsagaan Sarlà ngày tết tại Mông Cổ, ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch Mông Cổ. Người Mông Cổ khi đó sẽ tổ chức lễ hội đánh dấu tết Âm lịch.Lễ hội Trăng trắng được tổ chức một tháng sau ngày trăng mới đầu tiên sau Đông chí (vào khoảng tháng Một hay tháng Hai dương lịch). Tsagaan Sar là một trong các ngày nghỉ quan trọng nhất đối với người Mông Cổ. Đây không chỉ là thời khắc báo hiệu mùa đông giá lạnh đã kết thúc mà còn là dịp để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Người Mông Cổ cùng nhau thưởng thức món ăn Truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Tsagaan Sar được tổ chức vào ba ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.Trong 3 ngày Tết, trang phục của nhiều người Mông Cổ hầu như hoàn toàn là trang phục dân tộc.Khoảng thời gian Tết, các gia đình sẽ thắp nến ở bàn thờ để tượng trưng cho giác ngộ. Mọi người chào hỏi nhau bằng những câu nói đặc trưng, họviếng thăm bạn bè và gia đình trong ngày này và trao nhận các món quà. Một gia đình Mông Cổ điển hình sẽ quây quần tại nơi ở của người nhiều tuổi nhất trong gia đình.Sau đó, họ trò truyện, hỏi thăm, vui đùa, trao đổi các món ăn và cùng nhau thưởng thức các mónăn đó.

Món ăn truyền thống của ngày Tết bao gồm các sản phẩm bơ sữa, cơm với sữa đông hay cơm với nho khô, một kim tự tháp gồm các bánh Buuz được dựng thẳng trong một đĩa lớn theo một kiểu dáng đặc biệt nhằm tượng trưng cho Tu Di Sơn (núi Sumeru) hay vương quốc Shambhala, thịt ngựa và các loại bánh truyền thống.Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, cần đến vài ngày chuẩn bị trước, người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ.

Người Mông Cổ có tục uống trà vào đêm giao thừa và việc này được diễn ra theo một cách khá đặc biệt. Chén trà đầu tiên sẽ được đem ra trước sân vẩy đều khắp 4 hướng, chén thứ 2 dành cho gia chủ, cuối cùng mới tới lượt các thành viên trong nhà.

Hoàng Linh

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,948
Tổng số trong ngày: 233
Tổng số trong tuần: 35,362
Tổng số trong tháng: 20,429
Tổng số trong năm: 346,585
Tổng số truy cập: 4,129,190