Thông điệp của “cây nhà lá vườn”

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Cà chua và khoai tây không chỉ là những thực phẩm quen thuộc trên bàn ăn, chúng còn là những món quà ngoại giao mang thông điệp sâu xa...

Cà chua và khoai tây không chỉ là những thực phẩm quen thuộc trên bàn ăn, chúng còn là những món quà ngoại giao mang thông điệp sâu xa...

Ngoại trưởng Mỹ tặng hai củ khoai tây Idaho cho Ngoại trưởng Nga.

Thời ngoại giao... khoai tây

Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến công du đến thành phố Sochi - địa danh được cho là Nga chuyên dùng để đón tiếp những vị khách đặc biệt. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ đến Nga kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2013-2014, cho thấy thiện chí của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ song phương.

Tại đây, ông Kerry được người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tặng hai giỏ cà chua chín mọng và khoai tây đi kèm nụ cười và những cái bắt tay thiện chí. Các nhà quan sát đánh giá món quà này cùng không khí vui vẻ trong cuộc hội đàm cho thấy Moscow và Washington đều muốn tìm cách “phá băng” quan hệ.

Việc này khiến người ta nhớ đến hành động tương tự trong quá khứ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, đây là món quà nhằm đáp lại việc ông Kerry từng tặng khoai tây cho ông Lavrov hồi đầu năm khi hai sân khấu di động người gặp nhau ở Paris để bàn về Syria.

Khi đó, trong lúc thăm hỏi ông Kerry đang trong kỳ nghỉ tại Idaho, ông Lavrov có nhắc đến đặc sản ở tiểu bang này. Hai củ khoai tây - sản vật địa phương đã trở thành món quà mà Ngoại trưởng Mỹ dành cho người đồng cấp Nga. Món quà đặc biệt này khiến ông Lavrov rất ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ông Lavrov cho rằng khoai tây Idaho ngụ ý về vấn đề hòa đàm ở Syria và ông lưu ý “đau đầu cách dùng khoai tây phải khác biệt" so với “cây gậy và củ cà rốt”.

Trên thực tế, Mỹ và phương Tây đã rút lại kế hoạch tấn công Syria sau khi chính quyền của Tổng thống Assad chấp thuận giải trừ vũ khí hóa học theo nghị quyết của Liên hợp quốc do Nga khởi xướng. Dường như Kremlin muốn Nhà Trắng một lần nữa so sánh cách tiếp cận tích cực như vậy đối với vấn đề Ukraine.

Vì vậy nên khoai tây mà Ngoại trưởng Mỹ được tặng là "họ hàng xa" của giống khoai tây Idaho mà chính ông từng tặng người đồng cấp Nga. Dường như nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga muốn nhắn nhủ rằng Washington hãy tiếp cận khủng hoảng Ukraine như cách đã xử lý vấn đề Syria. Một giải pháp dành cho Ukraine chắc chắn phải có quan điểm và đề xuất của Nga chứ không thể chỉ được quyết định bởi Mỹ và châu Âu.

Ý chí của người Nga

Món quà “cây nhà lá vườn” được trao trước khi vào phòng hội đàm gửi gắm thông điệp của Nga về cách thức "phá băng" trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Việc ông Lavrov tặng cà chua và khoai tây cho ông Kerry cũng có ngầm ý nhắc đến quyết định của Nga cấm nhập khẩu trái cây, rau quả từ châu Âu từ năm 2014 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo chuyên gia Sergei Sudakov, giỏ cà chua và khoai tây cũng mang hàm ý biện pháp trừng phạt kinh tế Nga không mang lại kết quả.

Dồn ép Nga sẽ không có lợi cho chính phương Tây. Washington vẫn cần sự chia sẻ của Moscow trong nhiều vấn đề quốc tế. Cách tốt nhất là ngồi lại với nhau và cái nắng Sochi sẵn sàng chào đón sự ấm lên trong quan hệ hai nước.

Chia sẻ qua mạng xã hội, ông Kerry khẳng định cuộc gặp với Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov là “thẳng thắn” và “mang tính xây dựng”. Triển vọng đó cũng được Người phát ngôn Maria Zakharova thuật lại ngắn gọn trên Facebook: "Sochi hôm nay nhiều nắng".

Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ còn được tặng chiếc áo phông có in biểu tượng Ngày Chiến thắng với con số 1945-2015 mang ý nghĩa Áo cưới 70 năm ngày chiến thắng phát xít. Chuyên gia Sergei Sudakov nhận định: "Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại hai nước từng cùng một chiến tuyến và không cho phép bất cứ ai viết lại lịch sử Thế chiến II” trước việc nhiều nước tẩy chay lễ kỷ niệm vì phản đối Nga trong vấn đề Ukraine.

Sau sự kiện Sochi, nhiều người nhận định "một giai đoạn mới trong quan hệ Nga - Mỹ đang bắt đầu". Nhưng có thể giai đoạn mới cũng ẩn chứa nhiều thách thức bởi đây không phải lần đầu tiên Nga và Mỹ tái khởi động. Cà chua và khoai tây biết đâu sẽ tiếp tục có nhiệm vụ đặc biệt trong tương lai.

 

Năm 2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tặng ông Lavrov một chiếc nút ấn màu đỏ có dòng chữ tiếng Nga mà người Mỹ cho rằng nó có ý nghĩa "khởi động lại", ngụ ý bắt đầu một giai đoạn hòa hoãn hơn trong quan hệ hai nước sau cuộc chiến ở Gruzia. Tư "khởi động lại" trong tiếng Nga là "perezagruzka". Không may từ in trên nút bấm đó lại là "peregruzka" có nghĩa là "quá tải" trong tiếng Nga. Thực tế sau đó đúng là quan hệ hai nước vẫn tiếp tục lục đục đến tận hôm nay!

Theo: Thế giới & Việt Nam

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 5,812
Tổng số trong ngày: 1,895
Tổng số trong tuần: 1,894
Tổng số trong tháng: 51,926
Tổng số trong năm: 378,082
Tổng số truy cập: 4,160,687