Tổ chức Room to Read: Nâng cao kỹ năng và văn hóa đọc cho học sinh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tổ chức Room to Read (RtR) là một tổ chức phi chính phủ quốc tịch Mỹ được Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cấp phép thành lập Văn phòng đại diện và bắt đầu hoạt động dự án tại Việt Nam từ năm 2001. Lĩnh vực hoạt động của tổ chức là hỗ trợ phát triển giáo dục. Địa bàn đăng ký hoạt động: 17 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Giang.

Tổ chức Room to Read (RtR) là một tổ chức phi chính phủ quốc tịch Mỹ được Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cấp phép thành lập Văn phòng đại diện và bắt đầu hoạt động dự án tại Việt Nam từ năm 2001. Lĩnh vực hoạt động của tổ chức là hỗ trợ phát triển giáo dục. Địa bàn đăng ký hoạt động: 17 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Giang.

Dự án "Thư viện thân thiện" của tổ chức Room to Read

Năm 2015, UBND tỉnh và tổ chức Room to Read đã kí kết biên bản Thỏa thuận hợp tác về triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học, hợp phần Thư viện. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, tổ chức RtR đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình viện trợ tại 40 trường tiểu học tại 3 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Dũng với tổng ngân sách hơn 4 tỷ đồng. Hệ thống thư viện của RtR tại các trường tiểu học được bố trí, sắp xếp phù hợp với các em học sinh, giúp các em dễ dàng sử dụng và hình thành thói quen đọc sách. Mô hình thư viện được đánh giá là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay và hiện đang được các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh chủ động nhân rộng.

Trong thời gian qua, Tổ chức RtR đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang tổ chức các chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, thủ thư, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường dự án về 3 nội dung như Thiết lập và quản lý; Tiết đọc thư viện; Sự tham gia của cộng đồng.

Các trường nhận đủ số lượng sách truyện, trang thiết bị do dự án cung cấp theo thỏa thuận hợp tác; phối hợp với phụ huynh và cộng đồng thiết lập thư viện; tổ chức dạy tiết đọc thư viện 1 tiết/tuần/lớp và các hoạt động đọc sách cho học sinh; tổ chức các hoạt động như Ngày đọc sách gia đình, Ngày hội đọc sách, Thi đọc sách học sinh, trao thưởng sao đọc sách,…Ngoài ra, một số trường dự án đón các chuyên gia nước ngoài đến thăm thư viện và thư vấn kỹ thuật tổ chức các hoạt động thư viện.

 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thư viện của trường Dự án nắm chắc hệ thống lý thuyết và có kỹ năng tổ chức các hoạt động thư viện. Trường dự án huy động cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng tham gia tích vào xây dựng, thiết lập các thư viện. Các thư viện được sắp xếp, bố trí phù hợp với học sinh tiểu học, giúp các em dễ sử dụng và thích đến thư viện đọc sách.

 Các hoạt động thư viện được tổ chức đa dạng về nội dung, hình thức và thu hút được nhiều học sinh, phụ huynh, cộng đồng tham gia tích cực. Hiện nay, ở các trường dự án đa số học sinh có thói quen đọc sách ở trường và ở nhà. Dự án góp phần nâng cao kỹ năng và văn hóa đọc cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh.

Thế Bằng

 

 

 

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12,685
Tổng số trong ngày: 10
Tổng số trong tuần: 9,906
Tổng số trong tháng: 35,269
Tổng số trong năm: 361,425
Tổng số truy cập: 4,144,030