Tự do di chuyển lao động trong ASEAN: cơ hội và thách thức nào cho lao động Việt Nam?

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 31-12-2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community-AEC) chính thức được thành lập. Với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), dòng hàng hóa dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động sẽ di chuyển tự do giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN. Và thỏa thuận tự do di chuyển lao động trong khối AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội và đồng thời nhiều thách thức cho lao động các nước trong khu vực nói chung và lao động Việt Nam nói riêng .

Ngày 31-12-2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community-AEC) chính thức được thành lập. Với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), dòng hàng hóa dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động sẽ di chuyển tự do giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN. Và thỏa thuận tự do di chuyển lao động trong khối AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội và đồng thời nhiều thách thức cho lao động các nước trong khu vực nói chung và lao động Việt Nam nói riêng .

7 ngành nghề được tự do di chuyển trong Asean

Theo số liệu thống kê, năm 2013, tổng số di chuyển lao động trong nội bộ các nước ASEAN là 6,5 triệu người, trong đó, tỷ lệ lao động từ các nước ASEAN chỉ chiếm 34,6%. ASEAN có ba quốc gia là điểm đến chính của lao động nhập cư đó là Malaysia, Singapore, và Thái Lan (chiếm gần 90%). Tại Malaysia, 42,6% lao động nhập cư từ Indonesia. Tại Singapore, 45% lao động nhập cư là từ Malaysia. Tại Thái Lan, 50,8% lao động nhập cư là từ Myanmar.

Cơ hội

Với dân số 90 triệu/600 triệu dân trong ASEAN, lao động Việt Nam sẽ tìm được nhiều cơ hội với thỏa thuận này. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là khoảng 70 triệu người, trong đó có 55 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là nhóm tuổi tiềm năng để tiếp thu được tri thức, kỹ năng mới; từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của Việt Nam. Tổ chức lao động Quốc tế ILO dự báo mức di chuyển lao động ban đầu của Việt Nam với thỏa thuận này sẽ ở mức 1% nguồn nhân lực và chủ yếu tập trung vào nhóm nhân lực có tay nghề, kỹ năng, và trình độ ngoại ngữ.

Thỏa thuận tự do di chuyển lao động trong AEC sẽ làm gia tăng số lượng việc làm của Việt Nam trong thời gian tới, do Việt Nam có lợi thế cạnh tranh ở lao động giá rẻ như ngành dệt may, da giày và nguồn nhân lực cao từ các ngành nghề như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông… Thị trường lao động dồi dào, nhu cầu lao động có tay nghề ngày càng gia tăng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong bối cảnh tự do luân chuyển thị trường lao động.

Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biết là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Nhờ thỏa thuận này, lao động Việt Nam sẽ có cơ hội học tập và làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp, phát triển của các nước trong AEC, đồng thời cũng làm thúc đẩy nguồn nhân lực, đặc biệt với giới trẻ, tạo dựng tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ tay nghề, và quan trọng là rèn luyện tiếng ngoại ngữ.

Với các nhà tuyển dụng lao động trong nước, cơ hội tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao cũng gia tăng khi thị trường lao động được mở ra trong khối ASEAN, người lao động không còn bị hạn chế di chuyển bởi rào cản biên giới quốc gia.

Thách thức

Ngoài những cơ hội đối với thị trường lao động Việt Nam, việc tự do luân chuyển lao động trong khối AEC cũng đem đến những thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC tràn vào Việt Nam, sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt với lao động trong nước. Thực tế cho thấy, lao động Việt Nam còn nhiều điểm yếu kém như: năng suất lao động thấp, thiếu lao động tay nghề, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm còn nhiều hạn chế… Nếu không khắc phục được những nhược điểm này, lao động của Việt Nam sẽ trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động khi hội nhập AEC.

Thời kỳ hội nhập sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo hay trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ... Nếu không ý thức được điều này, người lao động Viêt Nam sẽ thua ngay trên “sân nhà” bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC.

Đối với nhà quản lý, khi thị trường lao động mở rộng, nếu không có những chiến lược nhân sự chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ hợp lý, các doanh nghiệp sẽ khó giữ chân nguồn nhân lực cao dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”.

Giải pháp nào cho thị trường lao động Việt Nam

Trước tình hình này, người lao động Việt Nam cần phải nhận thức rõ những cơ hội cũng như thách thức mình sẽ phải đối mặt, để từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm; rèn luyện khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, đạo đức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Trong khi đó nhà nước và các doanh nghiệp cần chú ý đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ về hội nhập kinh tế ASEAN; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin việc làm trong và ngoài nước cho người lao động; tổ chức tốt các giao dịch, chắp nối việc làm…

                                                                                                                                                        Phòng HTQT 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,161
Tổng số trong ngày: 1,321
Tổng số trong tuần: 1,320
Tổng số trong tháng: 26,683
Tổng số trong năm: 352,839
Tổng số truy cập: 4,135,444