Viện trợ phi chính phủ nước ngoài - nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) có ý nghĩa thiết thực giúp giảm nghèo và phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế, nước sạch và bảo vệ môi trường, v.v.

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên 3.843,9 km2, dân số trên 1,6 triệu người, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 12%, tỷ lệ hộ nghèo trên 10%. Các chương trình và chính sách giảm nghèo được tỉnh liên tục triển khai, tuy nhiên đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc, một số hộ dân ở khu tái định cư, công nhân tại các khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn  của các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam... Trước tình hình đó, nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) có ý nghĩa thiết thực giúp giảm nghèo và phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế, nước sạch và bảo vệ môi trường, v.v.

Lễ khánh thành và bàn giao công trình cải thiện cơ sở vật chất cho Trường Mầm non Hoa Hồng và Trường Tiểu học Nam Hồng

(TP Bắc Giang) (Ảnh: DOFA)

Trong giai đoạn 2013-2017, trên địa bàn tỉnh mỗi năm có hơn 20 tổ chức PCPNN và các nhà tài trợ nước ngoài đến triển khai các chương trình, dự án và các khoản viện trợ. Các tổ chức PCPNN đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Italia, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Pháp, Nhật Bản, Braxin... hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, phát triển nông thôn tổng hợp, giảm nghèo... Toàn tỉnh đã tiếp nhận và triển khai hơn 200 khoản viện trợ (dự án và phi dự án) với tổng vốn cam kết viện trợ đạt trên 12,6 triệu USD. Giá trị giải ngân của các khoản viện trợ đạt 9,2 triệu USD, bằng 73% tổng giá trị cam kết. Các chương trình, dự án viện trợ được triển khai tại 10/10 huyện, thành phố, trong đó chủ yếu tập trung tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt, các khoản viện trợ hướng tới nhóm đối tượng yếu thế, chịu nhiều rủi ro và thiệt thòi như: Phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyến tật, hộ nghèo, người dân khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc ít người ; góp phần cải thiện môi trường, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân vùng dự án, đối tượng hưởng lợi. Do đó, viện trợ PCPNN đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một hộ gia đình được nhận bò từ chương trình của tổ chức YWAM (Ảnh: DOFA)

Trong những năm tiếp theo, tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt công tác PCPNN, trong đó tập trung vào công tác vận động, thu hút viện trợ PCPNN phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với quy hoạch và ưu tiên phát triển theo ngành và của từng địa phương góp phần giảm nghèo và phát triển nông nghiệp-nông thôn bền vững; lồng ghép giữa nguồn viện trợ PCPNN với các nguồn vốn đầu tư phát triển khác của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh với các tổ chức PCPNN đã và đang hoạt động tại tỉnh, mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN mới; tạo môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN; nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN, đồng thời tăng cường giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực hợp tác với các tổ chức PCPNN; chủ động phối hợp xây dựng dự án vận động viện trợ, tích cực tiếp xúc, vận động viện trợ và hướng các nguồn viện trợ vào các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên; xây dựng Chương trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của tỉnh cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của tỉnh và lĩnh vực hoạt động của các tổ chức; cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu viện trợ của tỉnh cho các nhà tài trợ, các tổ chức PCPNN để vận động, thu hút viện trợ, đồng thời giúp các nhà tài trợ có cơ sở xem xét, quyết định; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan trong việc giới thiệu, điều phối các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ về địa phương; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại đáp ứng được những yêu cầu về phẩm chất chính trị, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng về ngoại ngữ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; bố trí kinh phí cho các cơ quan đầu mối trong công tác PCPNN để chủ động làm tốt nhiệm vụ vận động viện trợ; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý tại địa phương trong công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng viện trợ; công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN; chấn chỉnh kịp thời tình trạng các đơn vị tiếp nhận viện trợ không thực hiện đúng quy định.

Ngụy Thị Thu - HTQT

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 17,628
1日当たりのページのアクセス回数: 1,063
1週間当たりののページのアクセス回数: 21,584
1か月当たりのページのアクセス回数: 71,616
1年間当たりのページのアクセス回数: 397,772
ページのアクセス回数 : 4,180,377