Một số thông tin cơ bản về ngành công nghiệp Halal

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngành công nghiệp Halal (gọi tắt là ngành Halal) là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo như thực phẩm và đồ uống Halal, dược phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, thời trang và nghệ thuật, kinh tế số Hồi giáo, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với người Hồi giáo, chuỗi cung ứng, vận tải và hậu cần Halal, tài chính Hồi giáo.

Halal là gì?

Halal theo tiếng Ả-rập có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép), dùng để chỉ quy chuẩn tôn giáo phù hợp với chuẩn mực và giá trị của Hồi giáo theo Kinh Cô-ran và Luật Sa-ri-a; trái ngược với Haram (không được phép, kiêng kị).

Tem chứng nhận Halal 

Theo Hồi giáo, Halal và Haram được thể hiện trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, từ việc sản xuất, tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ (thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm…) đến quan hệ gia đình, xã hội (giao dịch kinh tế, giải quyết xung đột, công việc…) và rộng hơn là các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị. Trong đó thực phẩm là lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng của quy định Halal nhất.

Ngành công nghiệp Halal (gọi tắt là ngành Halal) là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo như thực phẩm và đồ uống Halal, dược phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, thời trang và nghệ thuật, kinh tế số Hồi giáo, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với người Hồi giáo, chuỗi cung ứng, vận tải và hậu cần Halal, tài chính Hồi giáo…, trong đó có 07 lĩnh vực phổ biến nhất là thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch, truyền thông giải trí và tài chính.

Tiêu chuẩn Halal là gì?

Tiêu chuẩn Halal là tiêu chuẩn đối với sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho người Hồi giáo, bảo đảm rằng các sản phẩm và dịch vụ đó là Halal, nghĩa là được phép sử dụng. Một sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal được xác nhận bằng văn bản cụ thể (chứng nhận Halal) và ký hiệu cụ thể (đóng dấu Halal).

Trên thế giới hiện nay chưa có hệ thống tiêu chuẩn Halal thống nhất, hiện có 04 hệ thống tiêu chuẩn Halal đại diện cho 04 quốc gia/khu vực phổ biến hơn cả gồm:

- Tiêu chuẩn GSO 993:2015 là hệ thống tiêu chuẩn Halal đại diện cho các quốc gia/khu vực: Saudi Arabia, Quatar, Kuwait, Oman, Bahrain, UAE.

- Tiêu chuẩn MS 1500:2019 là hệ thống tiêu chuẩn Halal của Malaysia.

- Tiêu chuẩn HAS 23103:2012 là hệ thống tiêu chuẩn Halal của Indonesia.

- Tiêu chuẩn OIC/SMIIC 1:2019 là hệ tiêu chuẩn Halal đại diện cho các quốc gia/khu vực: Hy Lạp, Iran, Iraq, Saudi Arabia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nigienia, Bangladesh và Algeria.

Tiêu chuẩn Halal phân loại theo các lĩnh vực là phổ biến nhất, trong đó tiêu chuẩn đối với thực phẩm Halal có tính bắt buộc cao. Các loại thực phẩm thường được chia thành 4 nhóm gồm: thịt và gia cầm; cá và hải sản; trứng và sữa; thực vật và rau.

- Động vật: được coi là Halal khi không có những thành phần như: thịt lợn; chó; rắn; khỉ; lừa; động vật ăn thịt có móng và nanh; các loài chim săn mồi có móng vuốt; các loài côn trùng và gặm nhấm; động vật bị cấm giết theo đạo Hồi; động vật bị coi là gớm ghiếc; động vật lưỡng cư; các loại hản sản có độc… Ngoài ra bất kỳ động vật nào khác không được giết mổ theo Luật Hồi giáo cũng bị coi là Haram (không được phép, kiêng kị).

- Thực vật được coi là Halal là các loài không có độc và nguy hiểm, trừ khi thành phần độc tố trong cây có thể loại bỏ trong quá trình chế biến.

- Các đồ uống bị cấm bao gồm các đồ có cồn và các chất hướng thần khác dù sử dụng trực tiếp hoặc cho vào các loại thực phẩm khác.

Chứng nhận Halal và quy trình đăng ký chứng nhận Halal

Chứng nhận Halal là giấy chứng nhận, xác nhận rằng các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Luật Sa-ri-a và tiêu chuẩn Halal và do đó phù hợp để tiêu dùng ở các quốc gia theo Đạo Hồi và ở các nước phương Tây nơi có nhiều nhóm dân số theo Đạo Hồi (Pháp , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha).

Chứng nhận Halal chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm thịt và các sản phẩm thực phẩm khác như sữa, thực phẩm đóng hộp và các chất phụ gia. Các sản phẩm được chứng nhận Halal thường được đánh dấu bằng biểu tượng Halal, hoặc đơn giản là chữ M (vì chữ K được sử dụng để xác định các sản phẩm KOSHER dành cho người Do Thái).

Quy trình đăng ký chứng nhận Halal như sau:

(1) Các doanh nghiệp có nhu cầu đánh giá xác nhận, cấp chứng nhận Halal cần nộp bản đăng ký tới các trung tâm/cơ quan cấp chứng nhận Halal, kèm theo các thông tin về công ty và các sản phẩm cần chứng nhận Halal;

(2) Cơ sở cấp chứng nhận Halal sẽ xem xét đơn. Nếu đơn đủ yêu cầu để duyệt chứng nhận, đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện quy trình đánh giá.

(3) Quy trình đánh giá sẽ do những chuyên gia đánh giá Halal trực tiếp đến nhà xưởng kiểm tra. Nếu sản phẩm được sản xuất phù hợp với các quy định để được cấp chứng nhận Halal, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận và tiến hành in logo trên sản phẩm.

(4) Sau khi tham gia vào chương trình chứng nhận, các chuyên gia đánh giá Halal sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ hoặc đánh giá đột xuất, nếu doanh nghiệp không đạt yêu cầu có thể bị thu hồi chứng nhận.

(5) Chứng nhận Halal có thời hạn giá trị 01 năm, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét và hoàn tất thủ tục gia hạn trước 01 tháng trước thời gian hết hạn. Áp dụng cho phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước có áp dụng tiêu chuẩn Halal.

Tại Việt Nam, tháng 4/2024, Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT được thành lập, là tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, có nhiệm vụ tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận Halal tại Việt Nam; nghiên cứu các hệ thống tiêu chuẩn Halal phổ biến trên thế giới; chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn Halal.

Ngụy Thu (tổng hợp)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 13,162
Total visited in day: 4,895
Total visited in Week: 4,894
Total visited in month: 98,219
Total visited in year: 546,506
Total visited: 4,329,111